Sinh sản cá xiêm đá: Sử dụng trùn chỉ đúng cách

Nghiên cứu nhằm tìm ra loại thức ăn phù hợp nhất cho cá xiêm giai đoạn giống.

cá xiêm đá
Cá xiêm đá.

Cá xiêm đá (Betta splendens) thuộc giống Betta họ Osphronemidae, bộ Perciformes. Những loài cá thuộc giống Betta có vẻ đẹp hoang dã, màu sắc đa dạng, khi thay đổi ánh sáng các tia vây có thể xòe rộng khoe sắc nên chúng có sức hút rất cao. Con đực trưởng thành có màu sắc sỡ, đặc biệt chúng rất hiếu chiến nên được nhiều dân chơi nuôi làm cảnh kết hợp với thú vui cho cá chọi nhau.

Cá xiêm đá là loài cá sống trong môi trường nước ngọt. Do có cơ quan hô hấp phụ là mê lộ cho phép chúng sử dụng oxy từ không khí nên cá có thể sống được trong môi trường có ngưỡng oxy thấp hoặc trong những môi trường ô nhiễm… Cá xiêm có sức sống mạnh. Vì vậy, đây là đối tượng dễ chăm sóc và có thể nuôi ở những nới chật hẹp. Điều này rất có ý nghĩa khi nuôi riêng cá đực trong những chai lọ để kích thích tính hung hăng, hiếu chiến của chúng. 

Ban đầu, cá Betta được thuần dưỡng ở Thái Lan, sau đó phổ biến ra thế giới, trong đó có Việt Nam. Trước đây, ở Việt Nam loài này bắt gặp rất nhiều trong các thủy vực nước ngọt như sông suối, ruộng ngập nước nhưng hiện nay rất hiếm gặp, số lượng cá Betta ngoài tự nhiên còn rất ít. Bởi vì, người dân khai thác quá mức để phục vụ nhu cầu nuôi làm cảnh và giải trí thông qua hình thức chọi cá. 

Để đáp ứng nhu cầu nuôi làm cảnh, chơi chọi cá. Đặc biệt để mở rộng đối tượng sản xuất và phát triển kinh tế người dân đã tiến hành cho sinh sản nhân tạo đối tượng này. Một trong những khó khăn gặp phải khi sản xuất giống nhân tạo đối tượng này là lựa chọn thức ăn phù hợp giai đoạn cá hương. Giai đoạn này cá bắt đầu lên màu và phân biệt được cá đực và cái. Cá đực thường có vây lớn hơn và hay tấn công những con cá khác trong đàn. Để cá có màu sắc đẹp và tính đực thể hiện mạnh mẽ phục vụ nhu cầu chơi cá đá, nhiều loại thức ăn được sử dụng, nhưng thức ăn sống vẫn luôn được đánh giá cao. Trùn chỉ là một trong loại thức ăn sống được chọn làm thức ăn trong giai đoạn này giúp cá lên màu và thể hiện tính đực tốt bởi vì chúng có hàm lượng dinh dưỡng cao (5575 cal/g trọng lượng khô). Tuy nhiên, dạng sinh khối nào của trùn chỉ là phù hợp và đem lại hiệu quả kinh tế nhất khi nuôi cá xiêm đá là câu hỏi được đặt ra cho người nuôi. 

Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm bố trí với 4 nghiệm thức thức ăn khác nhau là: 100% trùn chỉ sống, 100% trùn đông lạnh, 50% trùn chỉ sống + 50% thức ăn công nghiệp (Kaokui), 100% thức ăn công nghiệp (Kaokui), mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên trong các bể kính có kích thước 25x25x40 cm3 , mật độ 30 cá thể/bể. 

Kết quả

Khi cho cá xiêm đá ăn bằng trùn chỉ màu sắc của cá ăn trùn chỉ sống đẹp hơn so với các cho ăn thức ăn công nghiệp. Cơ thể cá có màu đen đậm, ánh lên màu xanh và đuôi của cá màu xanh.

Cá xiêm đá được cho ăn trùn chỉ sống có tốc độ sinh trưởng về chiều dài và khối lượng tốt nhất, sai khác có ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức cho cá ăn trùn chỉ đông lạnh, thức ăn công nghiệp, phối hợp thức ăn công nghiệp với trùn chỉ sống (P < 0,05). Tốc độ sinh trưởng về chiều dài và khối lượng trung bình của cá khi kết thúc thí nghiệm ở nghiệm thức cá được cho ăn trùn chỉ sống lần lượt là 0,43 ± 0,04 %/ngày và 1,90 ± 0,13 %/ngày. 

Tỷ lệ sống của cá ở nghiệm thức ăn thức ăn công nghiệp là cao nhất đạt (96,7 ± 4,3 %), tiếp đến nghiệm thức phối hợp trùn chỉ sống và thức ăn công nghiệp 94,2 ± 1,7 %, nghiệm thức cá ăn trùn chỉ sống là 93,3 ± 2,7 %. Tỷ lệ sống của cá thấp nhất (68,7 ± 3,3 %) được ghi nhận ở nghiệm thức cho cá ăn trùn chỉ đông lạnh.

Mặc dù trùn chỉ là thức ăn ưa thích của nhiều loài cá và giáp xác, đối tượng nuôi trồng thủy sản ăn trùn chỉ thường có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn các loài thức ăn chế biến hoặc thức ăn công nghiệp nhưng tỷ lệ sống ở các nghiệm thức ương nuôi cá bằng trùn chỉ không phải là cao nhất, bởi vì trùn chỉ sử dụng cho các nghiệm thức được thu ngoài tự nhiên, có thể dễ bị nhiễm mầm bệnh tác động không tốt tới đối tượng thí nghiệm.

Do đó, để nâng cao tỷ lệ sống khi ương nuôi cá bằng trùn chỉ sống cần sử dụng nguồn trùn chỉ nuôi sinh khối, xử lý sạch bẩn lẫn trong búi trùn chỉ và sử dụng dùng trong giai đoạn giống cá xiêm đá.

Theo Trương Thị Bích Hồng và ctv.

Đăng ngày 12/12/2019
NH Tổng Hợp
Kỹ thuật

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 09:42 24/04/2024

Lab lab trong ao tôm và cách phòng trị hiệu quả

Lab lab tập hợp thủy sinh bao gồm tảo, vi sinh vật và nguyên sinh động vật phát triển trong ao tôm. Tập hợp này được gọi bằng một thuật ngữ (có xuất xứ từ Philippines) là lab lab.

Nước ao tôm
• 09:47 22/04/2024

Nhiệt độ và các yếu tố khác ảnh hưởng đến màu sắc tôm như thế nào?

Có thể bà con đã từng tự hỏi vì sao tôm lại có nhiều màu sắc khác nhau như vậy? Liệu màu sắc có thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng của chúng không? Điều gì tác động từ môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến chất lượng, màu sắc của tôm và làm thế nào chúng ta có thể nhận biết được?

Tôm thẻ
• 09:45 22/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 11:20 19/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 23:16 24/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 23:16 24/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 23:16 24/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 23:16 24/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 23:16 24/04/2024