Sinh sản nhân tạo thành công cá bắp nẻ xanh

Đề tài “Đánh giá hiện trạng khai thác và khả năng sinh sản nhân tạo cá bắp nẻ xanh ở Khánh Hòa” vừa được nghiệm thu. Đề tài nhằm giải quyết vấn đề sản xuất cá cảnh bắp nẻ xanh trước áp lực nguồn cá cảnh biển bị khai thác quá mức.

nuôi cá, sản xuất giống nhân tạo, nuôi thương phẩm,cá bắp nẻ xanh, loài cá khoang cổ
Sinh sản nhân tạo thành công cá bắp nẻ xanh. Hình minh họa

Theo Tiến sĩ Huỳnh Minh Sang - Trưởng khoa Nuôi trồng thủy sản, Viện Hải dương học Nha Trang, chủ nhiệm đề tài, cá bắp nẻ xanh (tên khoa học là Paracanthurus hepatus Linnaeus) là một trong những loài cá cảnh biển được ưa chuộng nhất trên thế giới. Ở Việt Nam, loài cá này sinh sống tại các vùng biển có rạn san hô như: Trường Sa, Phú Quý và các đảo tại Khánh Hòa. Để bắt cá, ngư dân dùng các ghe lặn có công suất từ 20 đến 30CV ở vịnh Nha Trang và 45 - 90CV tại khu vực Trường Sa. Ngư dân chủ yếu là lặn và dùng chất độc cyanua để đánh bắt cá. Cá bị nhiễm cyanua nên sức khỏe rất yếu và dễ dàng chết sau một vài tuần. Loài cá này đang bị thu mua ráo riết nên bị ngư dân khai thác cạn kiệt, nguồn lợi còn lại trong tự nhiên rất thấp, đáng báo động.

nuôi cá, sản xuất giống nhân tạo, nuôi thương phẩm,cá bắp nẻ xanh, loài cá khoang cổ

Kinh doanh cá cảnh biển tại TP. Nha Trang

Trước vấn đề trên, Viện Hải dương học Nha Trang đã xây dựng đề tài cấp cơ sở đưa ra biện pháp khai thác hợp lý và xây dựng quy trình sinh sản nhân tạo cá bắp nẻ xanh. Qua nghiên cứu cho thấy, cá bắp nẻ xanh đẻ quanh năm, mùa sinh sản tập trung từ tháng 3 đến tháng 8. Tỷ lệ ghép đực cái của cá bắp nẻ xanh ở vùng biển Khánh Hòa là 1:1. Các phân tích về cơ sở sinh học sinh sản nhân tạo, khả năng lưu giữ và nuôi thành thục cá bố mẹ, khả năng kích thích sinh sản, ương nuôi ấu trùng dựa trên các thông tin tổng quan đã được thực hiện cho thấy, cá bắp nẻ xanh có thể cho sinh sản nhân tạo. Việc nghiên cứu hoàn thiện quy trình sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm kết hợp với áp dụng triệt để các giải pháp bảo tồn là những giải pháp cơ bản để phát triển nguồn lợi cá bắp nẻ xanh tại Khánh Hòa.

Theo Tiến sĩ Sang, trên thế giới chưa có sự thành công rõ ràng trong việc nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá bắp nẻ xanh. Trong nghiên cứu này, mặc dù đã nuôi phát dục thành công cá bắp nẻ xanh song việc kích thích sinh sản nhân tạo chưa đạt như mong muốn. Đề tài cần tiếp tục nghiên cứu về vai trò của hóc-môn sinh dục trong sinh sản nhân tạo và các yếu tố sinh thái trong kích thích sinh sản nhân tạo của cá bắp nẻ xanh.

Cũng theo Tiến sĩ Sang, năm 2008, Viện Hải dương học đã sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm thành công loài cá khoang cổ nemo (Amphiprion ocellaris Cuvier) (đề tài của Tiến sĩ Hà Lê Thị Lộc và cộng sự) với tỷ lệ sống giai đoạn cá 1 tháng tuổi đạt  30% và cá thương phẩm đạt 70%. Cá có sức sống tốt, màu sắc tươi sáng như cá ngoài tự nhiên nhờ bổ sung hàm lượng chất tạo màu Asthaxanthin vào thức ăn cho đàn cá trước khi đưa ra thị trường.  

Báo Khánh Hòa
Đăng ngày 21/08/2017
Quang Viên
Nguyên liệu

Thức ăn tự chế cho cá cảnh: Đơn giản và hiệu quả

Việc nuôi cá cảnh không chỉ là sở thích mà còn là một cách thư giãn, giúp kết nối con người với thiên nhiên. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để nuôi cá cảnh khỏe mạnh chính là chế độ dinh dưỡng.

Cá cảnh
• 10:23 20/01/2025

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:25 24/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 16:44 02/02/2025

Nghề làm mắm: Đặc sản gắn liền với nghề cá

Nghề làm mắm đã gắn bó sâu sắc với đời sống của người dân vùng ven biển Việt Nam, trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực và kinh tế địa phương.

Làm mắm
• 16:44 02/02/2025

Cập nhật giá tôm thẻ hiện nay và dự báo xu hướng thị trường

Tôm thẻ chân trắng từ lâu đã trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, góp phần quan trọng vào nền kinh tế thủy sản quốc gia.

Giá tôm thẻ
• 16:44 02/02/2025

Các giống cá lóc mới lai tạo tăng trưởng nhanh, ít bệnh, phù hợp xuất khẩu

Cá lóc, hay còn gọi là cá chuối, là một trong những loài cá nuôi phổ biến tại Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á. Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường xuất khẩu, nhu cầu về các giống cá lóc có khả năng tăng trưởng nhanh, ít bệnh và đạt chất lượng cao ngày càng tăng. Trong bài viết này, Tép Bạc sẽ giới thiệu các giống cá lóc lai tạo đột phá, đáp ứng nhu cầu nuôi trồng và xuất khẩu hiện đại.

Cá lóc
• 16:44 02/02/2025

Cá lóc cảnh có dễ chăm sóc không?

Cá lóc cảnh đang trở thành một loại cá cảnh được yêu thích nhờ vẻ đẹp mạnh mẽ và tính cách linh hoạt. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn tự hỏi liệu loại cá này có dễ chăm sóc hay không. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Cá lóc cảnh
• 16:44 02/02/2025
Some text some message..