Sinh vật nguy hiểm nhất rừng rậm Amazon

Rừng Amazon là một 'thánh địa' của những sinh vật đáng sợ nhất thế giới. Hùm, beo, rắn, rết, cá sấu châu Mỹ, trăn khổng lồ Anaconda, cá Piranha... tất cả đã biến Amazon thành một cái tên ai cũng rùng mình khi nhắc đến.

sinh vật nguy hiểm nhất rừng rậm Amazon
Trai vàng sinh vật nguy hiểm nhất rừng rậm Amazon

Tuy nhiên, giờ đây giới khoa học đang phải đau đầu vì một sinh vật được đánh giá là nguy hiểm bậc nhất, với tác hại chúng gây ra còn... vượt xa cả cái chết. Và tin được không, sinh vật nguy hiểm ấy là... loài trai vàng Amazon (Limnoperna fortunei - golden mussel).

Sinh vật nguy hiểm nhất rừng rậm Amazon
Trai vàng đang là loài vật nguy hiểm nhất Amazon.

Có vẻ ngoài nhìn vô hại và rất... ngon mắt, nhưng kỳ thực trai vàng là một loài xâm thực cực kỳ nguy hiểm. Chúng có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng đã bám theo các tàu buôn đột nhập vào Nam Mỹ từ những năm 1990. Và rồi chỉ sau chưa đầy 1 thập kỷ, chúng đã hoàn toàn xâm chiếm các vùng nước trong rừng Amazon.

Trai vàng có sức sống rất mãnh liệt. Chúng có thể chịu đựng được nhiều biến cố khác nhau từ môi trường, lại phát triển rất nhanh và vô cùng... hung hãn. Loài trai quái vật đã thay đổi toàn bộ môi trường nước ở đây, giết chết nhiều loài vật bản địa.

Đây thực sự là một thảm họa, vì sông Amazon vẫn đang được xem là hệ sinh thái nước ngọt lớn nhất thế giới hiện nay.

Không chỉ thiên nhiên, mà thiệt hại kinh tế loài trai này gây ra cũng không hề nhỏ. Các chuyên gia Brazil cho biết, chúng đã sinh sôi nảy nở đến mức làm tắc nghẽn các đường ống của nhà máy thủy điện, gây thiện hại tới $20.000/ngày (khoảng hơn 440 triệu đồng).

Phương pháp mới tiêu diệt động vật xâm thực

Tiêu diệt các loài động vật xâm thực không phải là một ý tưởng mới, nhưng các phương pháp thực hiện điều đó luôn vấp phải nhiều tranh cãi. Trước kia, người ta đưa vào môi trường thêm một loài "thiên địch" của sinh vật xâm thực, hay dùng hóa chất mạnh để tấn công chúng. Tuy nhiên, tất cả đều ít nhiều gây ảnh hưởng và gây nguy hiểm cho các loài động vật bản địa.

Nhưng Marcela Uliano da Silva từ ĐH Rio de Janeiro - ngôi sao mới trong ngành khoa học của Brazil đã để xuất một giải pháp cực kỳ tuyệt vời. Thay vì các ý tưởng truyền thống, cô nhắm đến một thứ phức tạp, nhưng đầy tiềm năng hơn: công nghệ gene.

Cụ thể hơn, Uliano da Silva muốn "bắt cóc" một lượng trai, sau đó hủy đi một loại gene đứng sau khả năng thích nghi khủng khiếp chúng. Lượng trai này sẽ được thả về tự nhiên để tiếp tục sinh sản, và rồi các thế hệ sau đó sẽ chết dần chết mòn.

Trong những năm gần đây, công nghệ chỉnh sửa ADN đã trở nên phổ biến, dễ sử dụng hơn và... rẻ hơn nữa. Đây cũng không phải lần đầu tiên công nghệ này được áp dụng. Trong quá khứ, các nhà khoa học đã triệt tiêu một số gene của loài cá đá - sinh vật đang xâm thực phần lớn môi trường của Ngũ Đại Hồ (5 hồ lớn của Bắc Mỹ).

Tuy nhiên, một số người lo ngại rằng việc biến đổi gene của một loài "mạnh" như trai vàng có thể gây ra nhiều hệ lụy khó lường trong tương lai. "Chúng ta biết tiến hóa là một quá trình liên tục" - trích lời James Collin - giáo sư sinh học tiến hóa tại ĐH Arizona (Mỹ). Rõ ràng, chúng ta chẳng thể chắc chắn bất cứ điều gì về sự biến động của thiên nhiên.

Sinh vật nguy hiểm nhất rừng rậm Amazon

Hiện tại, Uliano da Silva đã mã hóa được một số vùng gene quan trọng của trai vàng - sẽ được công bố trong tháng 7 trên tạp chí PLOS ONE.

Theo cô tiết lộ, cô có thể loại bỏ gene giúp trai bám vào tàu thuyền, gene giúp kháng bệnh và sinh sản bùng nổ ở bất kỳ không gian nào.

Theo Tri Thức Trẻ
Đăng ngày 08/06/2017
Lạ

Ngắm nhìn loài hải tiêu đáng yêu tựa nhân vật hoạt hình

Nhiều người tự hỏi: “Liệu những nhân vật hoạt hình chúng ta thường thấy có phải là hình mẫu từ thế giới tự nhiên hay không?” Bởi càng ngày chúng ta càng phát hiện nhiều sinh vật biển có ngoại hình độc đáo và chính điều đó khiến chúng trở nên rất “lạc loài” với thế giới thực.

Loài hải tiêu mới
• 10:07 01/10/2024

Những biệt tài của “quý cô” cá dơi môi đỏ

Có lẽ trong chúng ta không ít người ngờ rằng dưới thế giới đại dương lại có một sinh vật biển có tính cách điệu đà và vẻ ngoài nổi bần bật như loài cá sở hữu đôi môi đỏ như tô son dưới đây.

Cá dơi môi đỏ
• 09:29 16/09/2024

Hốt bạc từ lộc của biển trao tặng người dân

Hằng năm, hàng ngàn tấn ốc viết theo mùa gió chướng bị sóng biển đánh vào bờ. Người làng chài Bến Tre lại được hốt bạc từ lộc của biển cả trao tặng.

Ốc viết
• 10:33 07/08/2024

Rồng biển lá: Loài cá đến từ thế giới thần tiên

Rồng biển lá có khả năng “gây lú” cực mạnh không chỉ đối với các sinh vật biển khác mà còn đối với cả con người chúng ta. Bởi dù có tên là rồng lá (tên tiếng Anh là Leafy Seadragon) và có hình dáng như một con rồng đang uốn lượn nhưng thực chất chúng lại là một loài cá.

Phycodurus eques
• 09:40 05/08/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 06:00 06/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 06:00 06/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 06:00 06/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 06:00 06/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 06:00 06/11/2024
Some text some message..