Số lượng côn trùng giảm gần 25% kể từ năm 1990

Đó là kết quả từ nghiên cứu đánh giá lớn nhất và đầy đủ nhất đến nay về sự đa dạng của côn trùng trên toàn cầu.

Chuồn chuồn băng
Một con chuồn chuồn băng trưởng thành, đến từ sông băng Grinnell, ở công viên quốc gia Glacier, Montana, Mỹ. Loài này bị đe dọa vì biến đổi khí hậu đang làm tan chảy các sông băng.

Nghiên cứu kết hợp 166 cuộc khảo sát dài hạn từ gần 1.700 địa điểm và vừa được công bố trên tạp chí Science.

Côn trùng là nhóm động vật đa dạng và phong phú nhất, số lượng đông hơn loài người 17 lần, và rất cần thiết cho hệ sinh thái. Chúng thụ phấn cho thực vật, là thức ăn cho các sinh vật khác và tái chế các chất thải tự nhiên.

Đã có các nghiên cứu cảnh báo về hậu quả thảm khốc đối với sự sống còn của loài người nếu côn trùng không ngừng suy giảm. Các phân tích gần đây nhận thấy sự suy giảm nghiêm trọng số lượng côn trùng ở một số địa điểm, chẳng hạn như 75% ở Đức và 98% ở Puerto Rico.

Nghiên cứu đánh giá mới, với phạm vi rộng hơn nhiều, cho thấy tỷ lệ suy giảm thấp hơn. Tuy nhiên, Roel van Klink thuộc Trung tâm nghiên cứu đa dạng sinh học tích hợp của Đức tại Leipzig, người đứng đầu nghiên cứu, cho rằng gần 25% là con số đáng lo ngại. "Mọi người nên nhớ là việc sản xuất thức ăn của chúng ta phụ thuộc vào côn trùng."

"Việc mở rộng các thành phố tác động xấu đến côn trùng do làm mất môi trường sống tự nhiên," van Klink nói. "Điều này đang xảy ra ở Đông Á và Châu Phi với tốc độ chóng mặt."

Nam Mỹ, Nam Á và Châu Phi có rất ít hoặc không có dữ liệu, trong khi đây là những nơi môi trường sống hoang dã bị phá hủy nhanh chóng để canh tác và đô thị hóa, làm giảm đáng kể quần thể côn trùng.

Nguyên nhân gây suy giảm côn trùng là môi trường sống bị phá hủy, thuốc trừ sâu và ô nhiễm ánh sáng. Tác động của cuộc khủng hoảng khí hậu không rõ ràng trong nghiên cứu, tuy nhiên van Klink cho biết những thay đổi về nhiệt độ và mưa có thể gây hại cho một số loài trong khi thúc đẩy những loài khác ở cùng một địa điểm.

Đồng thời, ông nhấn mạnh, mức độ CO2 tăng lên đang làm giảm chất dinh dưỡng trong thực vật và làm giảm đáng kể số lượng châu chấu trên thảo nguyên ở Kansas, Mỹ. "Điều này có thể xảy ra trên toàn thế giới," van Klink nói.

Không phải loài côn trùng nào cũng có xu hướng suy giảm, nghiên cứu cho biết. Trong khi côn trùng trên cạn suy giảm liên tục hàng thập kỷ qua thì côn trùng nước ngọt tăng 11% mỗi thập kỷ. Tuy nhiên, nhóm này chỉ chiếm khoảng 10% các loài côn trùng và không thụ phấn cho cây trồng.

Khoa học & Phát triển
Đăng ngày 27/04/2020
Hoàng Nam
Sinh học

Top các phần mềm quản lý trang trại NTTS (Phần 1)

Mới đây, trang web NeuroSYS đã xếp hạng các công ty hàng đầu cung cấp phần mềm quản lý trang trại dựa trên công nghệ cho ngành NTTS, xem xét tính hiệu quả, sự đổi mới và tác động của sản phẩm đối với ngành.

Công nghệ nuôi trồng thủy sản
• 17:24 04/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Loài cá xém tuyệt chủng- Nay đã được nhân giống thành công!

Nuôi cá hiếm trên sông không chỉ vì lợi ích kinh tế, một người đàn ông ở miền Tây có mong muốn bảo tồn và nhân giống những loài cá có nguy cơ tuyệt chủng.

Cá chốt chuột và cá trạch lửa
• 09:50 09/02/2023

Lưu giữ con cua lớn nhất tại hội Cua Cà Mau

Phân viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản Nam Sông Hậu lưu giữ chú cua khủng đạt giải nhất trong cuộc thi “Cua Cà Mau lớn nhất - Cua Sumo”.

cua sumo
• 11:03 01/01/2023

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 09:27 24/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 09:27 24/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 09:27 24/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:27 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:27 24/04/2024