Sóc Trăng: Phát huy lợi thế kinh tế biển

Sóc Trăng có chiều dài bờ biển trên 70km, ngư trường rất rộng, nguồn lợi thủy sản từ biển rất phong phú. Biển Sóc Trăng có vị trí chiến lược về AN-QP, có nhiều lợi thế về chiến lược kinh tế thủy sản ven biển và nguồn lợi hải sản to lớn từ biển. Kinh tế biển Sóc Trăng gắn liền với cơ cấu kinh tế mũi nhọn từ nguồn lợi thủy sản nuôi trồng; đánh bắt hải sản; công nghiệp chế biến; thương mại-dịch vụ (TM-DV) thủy hải sản; dịch vụ hậu cần nghề cá.

cảng cá Trần Đề
Cảng cá Trần Đề (Sóc Trăng) mỗi ngày thu hút hàng trăm lượt tàu thuyền đánh bắt thủy hải sản ra vào.

Khai thác biển ở Sóc Trăng đứng thứ 15 trong tổng số 28 tỉnh có biển trên cả nước và đứng thứ 4 trong khu vực duyên hải ĐBSCL. Vì vậy, năm 2014 và những năm tiếp theo, Sóc Trăng sẽ đầu tư xứng đáng để phát huy khai thác tiềm năng kinh biển. Đó là ý kiến của ông Võ Minh Chiến, Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng.

Hiện Sóc Trăng chủ trương đầu tư mạnh cho công tác đánh bắt xa bờ. Vừa phát huy khai thác tiềm năng kinh tế từ biển, vừa góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng như bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Chính sách hỗ trợ ngư dân nâng cấp phương tiện tàu thuyền đánh bắt xa bờ đi đôi với kế hoạch phát triển kinh tế biển từ nguồn lợi thủy hải sản tự nhiên, vốn là một trong những lĩnh vực kinh tế đặc thù của Sóc Trăng.

Năm 2013, sản  lượng hải sản vào cảng của Sóc Trăng trên 56.000 tấn, góp phần nâng hiệu quả khai thác và giá trị kinh tế cho ngư dân, đồng thời  thúc đẩy các hoạt động chế biến phát triển ổn định; TM-DV qua cảng và hậu cần nghề cá cũng có mức tăng trưởng khá. Tăng trưởng bình quân của cảng cá Trần Đề hàng năm trên 11%, góp phần nâng cao giá trị trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp địa phương…

Theo thống kê của ngành Thủy sản, hiện Sóc Trăng có 278 tàu công suất trên 90CV. Dự kiến đến năm 2015, có trên 320 tàu xa bờ; đến năm 2020 số tàu đánh bắt xa bờ nâng lên gần 400 tàu, đặc biệt là tàu có công suất từ 250CV trở lên. Vừa qua, Sóc Trăng có đề án hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu thuyền đánh bắt xa bờ bằng nhiều biện pháp hỗ trợ vốn vay ưu đãi. Từ đó, để ngư dân có điều kiện nâng cấp, đóng mới tàu đánh bắt, tàu vận tải, nhằm giảm chi phí đầu tư và sản phẩm đạt chất lượng cao hơn. Đây là tín hiệu vui của ngư dân trước tình hình đánh bắt gần bờ hiệu quả thấp, nguồn lợi thủy sản tự nhiên bị suy kiệt. Bước đầu triển khai, đã có nhiều ngư dân đăng ký, cho thấy nhu cầu phát triển nghề khai thác biển đang hướng ra xa bờ. Chính sách hỗ trợ ưu đãi đã đáp ứng được nguyện vọng của ngư dân.

vựa hải sản
Một vựa thu mua hải sản ở cảng cá Trần Đề (Sóc Trăng).

Phát triển khai thác biển gắn với bảo vệ quyền, chủ quyền biển đảo là mục tiêu chiến lược của Đảng và Nhà nước ta, mà UBND tỉnh Sóc Trăng đang triển khai thực hiện. Ông Võ Minh Chiến, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng cho biết thêm: “Kinh tế biển Sóc Trăng có vai trò rất lớn, có vị chiến lược rất quan trọng. Vì thế, tỉnh đang triển khai nhiều chính sách để hỗ trợ ngư dân vươn ra xa bờ. Vừa phát triển kinh tế, vừa phát huy vai trò của ngư dân trong đánh bắt thủy sản, vừa phát huy nhiệm vụ bảo  vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tố quốc. Tỉnh sẽ hỗ trợ và triển khai đồng bộ hơn các chính sách để phát huy lợi thế kinh tế biển”. Mục tiêu hỗ trợ ngư dân vươn ra xa bờ là chính sách khuyến khích thiết thực. Ông Nguyễn Văn Trung (ngụ ấp Cảng, thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề) cho biết: “Ngư dân chúng tôi cũng biết phải đánh bắt xa bờ mới hiệu quả cao. Nhưng đầu tư cho đánh bắt xa bờ là rất lớn, khả năng tài chính của bà con có han, nên nghe tin tỉnh có chính sách hỗ trợ vốn cho đánh bắt xa bờ, chúng tôi vui lắm. Chắc chắn hiệu quả khai thác thủy hải sản từ biển sẽ rất cao”.

Chiến lược phát triển kinh tế biển Sóc Trăng đồng bộ với mục tiêu hỗ trợ đánh bắt xa bờ; phát huy vai trò ngư dân với nhiệm vụ bảo vệ quyền, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Sóc Trăng đang tập trung nhiều biện pháp thiết thực để khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên vùng biển, tăng cường nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương

Báo Công An Nhân Dân, 02/03/2014
Đăng ngày 03/03/2014
Văn Đức– C.X.
Kinh tế

Thách thức từ các quy định xuất khẩu tôm vào thị trường khó tính

Ngành tôm Việt Nam là một trong những nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới, với các thị trường chính gồm EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand. Đây là những thị trường mang lại giá trị kinh tế cao nhưng cũng đòi hỏi các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Để duy trì uy tín và mở rộng xuất khẩu, ngành tôm Việt Nam cần đáp ứng đầy đủ các quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:00 15/03/2025

Infographic: Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam tháng 1 năm 2025

Trong tháng 1 năm 2025, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đối mặt với nhiều biến động, khi kim ngạch chỉ đạt hơn 66 triệu USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu cá ngừ
• 11:03 11/03/2025

Phân tích thị trường và thời điểm bán tôm để đạt giá cao nhất 2025

Trong bối cảnh giá tôm biến động mạnh suốt thời gian qua, việc chọn đúng thời điểm bán để đạt giá cao nhất là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 10:00 07/03/2025

Cà Mau: Giữ vững vị thế dẫn đầu trong sản xuất và xuất khẩu tôm

Cà Mau, tỉnh cực Nam của Việt Nam, từ lâu đã nổi tiếng là "thủ phủ tôm" của cả nước. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên thuận lợi, diện tích nuôi trồng rộng lớn và sự đầu tư mạnh mẽ vào khoa học - công nghệ, Cà Mau không chỉ duy trì mà còn củng cố vị thế dẫn đầu trong ngành sản xuất và xuất khẩu tôm.

Tôm thẻ
• 09:46 07/03/2025

Nghi vấn sản xuất thuốc, thức ăn thủy sản giả – Cơ quan chức năng vào cuộc

Ngày 12/3, Phòng Cảnh sát Kinh tế (CSKT) Công an tỉnh An Giang phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy sản tỉnh cùng Công an phường Bình Khánh đã tiến hành kiểm tra một cơ sở sản xuất và phân phối thuốc, thức ăn thủy sản có dấu hiệu vi phạm pháp luật tại địa bàn thành phố Long Xuyên.

Thuốc, thức ăn
• 17:11 16/03/2025

Bệnh đỏ chân ở ếch: Cách phòng tránh để bảo vệ đàn ếch

Bệnh đỏ chân ở ếch là một trong những căn bệnh phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tốc độ phát triển của đàn ếch nuôi. Nếu không có biện pháp phòng tránh và xử lý kịp thời, bệnh có thể lan rộng, dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế. Vậy bệnh đỏ chân ở ếch do đâu mà có? Làm thế nào để phòng ngừa và bảo vệ đàn ếch hiệu quả? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Ếch nuôi
• 17:11 16/03/2025

Tiêu chuẩn ASC và BAP: Điều kiện và lợi ích khi tham gia

Ngành thủy sản Việt Nam đang vươn mình ra thế giới, và hai chứng nhận ASC cùng BAP chính là “tấm vé vàng” giúp nâng cao chất lượng, uy tín cho tôm, cá Việt trên thị trường quốc tế.

Tiêu chuẩn ASC và BAP
• 17:11 16/03/2025

Lợi ích của việc giảm phát thải trong ngành tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản của đất nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành tôm cũng đối mặt với những thách thức lớn về môi trường, đặc biệt là vấn đề phát thải khí nhà kính và ô nhiễm nguồn nước. Việc giảm phát thải trong ngành tôm không chỉ mang lại lợi ích về môi trường mà còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Nuôi tôm
• 17:11 16/03/2025

Cách làm nước ao trong hơn

Nước ao nuôi tôm trong, ổn định là yếu tố quan trọng để giúp tôm phát triển tốt, giảm bệnh tật và tăng hiệu quả nuôi. Nếu nước quá đục, nhiều bùn, tảo hoặc vi khuẩn có hại, tôm dễ bị stress và mắc bệnh. Dưới đây là những biện pháp giúp làm nước ao trong hơn, dễ áp dụng cho người nuôi tôm.

Ao tôm
• 17:11 16/03/2025
Some text some message..