Sóc Trăng: Phát triển mô hình nuôi tôm không sử dụng hóa chất kháng sinh

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với Công ty TNHH Ezyma tổ chức buổi thu tôm thực tế của mô hình nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học và Hội thảo: "Mô hình nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học không sử dụng hóa chất kháng sinh, đạt hiệu quả cao" tại Sóc Trăng.

ao tôm
Ảnh minh họa

Tham dự Hội thảo có ông Kim Văn Tiêu, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, ông Như Văn Cẩn, Vụ trưởng Vụ nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản), ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thủy sản Minh Phú, và đại diện các đơn vị Khuyến nông, Chi cục Thủy sản, cùng đông đảo hộ nông dân nuôi tôm lớn tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Từ năm 2016 về trước, tiêu chuẩn chất kháng sinh của các thị trường xuất khẩu tôm chính của Việt Nam như châu Âu, Hoa Kỳ không cao. Chỉ có tiêu chuẩn của Nhật Bản là cao nhất. Nhưng sắp tới đây, châu Âu và Hoa kỳ sẽ đưa ra tiêu chuẩn mới cao hơn cả Nhật Bản, quy định không được có kháng sinh, hóa chất trong tôm nhập khẩu. Trong khi đó, hiện nay nhiều cơ sở nuôi tôm vẫn đang sử dụng các loại kháng sinh và hóa chất xử lý môi trường mạnh để phòng và trị bệnh cho tôm, gây ô nhiễm môi trường và mất an toàn thực phẩm.

Theo ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thủy sản Minh Phú, phương pháp tốt nhất là chuyển sang sử dụng các chế phẩm sinh học thay cho hóa chất và kháng sinh trong nuôi tôm. Thực tế cho thấy nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học đạt hiệu quả tốt, không những giải quyết được vấn đề môi trường mà còn tạo ra tôm sạch, không kháng sinh, đồng thời hạ giá thành sản phẩm. Cũng theo ông Quang, sản lượng tôm toàn cầu mỗi năm tăng khoảng 10%, trong khi nhu cầu chỉ tăng 5%. Cung đang vượt cầu và với mức vượt 5% thì giá tôm giảm 25%. Vì vậy, việc xuất khẩu ngày càng khó khăn. Bắt buộc phải tạo ra sản phẩm tôm sạch với giá rẻ mới tồn tại được.

Từ tháng 3 đến tháng 8/2016, Trung tâm Tập huấn và chuyển giao công nghệ nông nghiệp vùng ĐBSCL, Công ty Enzyma đã triển khai mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng bằng chế phẩm BioWish. Trong đợt 1 thực hiện mô hình lô 1 với 6 ao nuôi, mỗi ao diện tích 1.000 m² thả tôm nuôi với mật độ 50 con/m². Kết quả sau hơn 70 ngày cho thu hoạch, năng suất bình quân đạt 800 kg/ao, có ao đạt 900kg. Tổng chi phí thả nuôi hơn 136 triệu đồng, gồm tôm giống, thức ăn, điện, vật tư thủy sản… Trong quá trình nuôi có sử dụng chế phẩm BioWish Aquafarm 5kg (1,5 triệu đồng/kg) xử lý môi trường nước và BioWish 3PS cho tôm ăn 8kg (giá 500 ngàn đ/kg). Tổng thu từ bán tôm thương phẩm đợt 1 của lô 1 thu hơn 275 triệu đồng, lợi nhuận đạt khoảng 140 triệu đồng. Tương tự, hạch toán chi phí sản xuất lô 1 đợt 2 thả tôm nuôi có tổng chi phí khoảng 132 triệu đồng, tổng thu từ bán tôm hơn 242 triệu đồng, thu lãi trên 110 triệu đồng. Hiện nay tại lô 2 với 2 ao nuôi đang bắt đầu thả giống nuôi tôm đợt 1.

Qua hai đợt nuôi thử nghiệm cho thấy chi phí thức ăn giảm (hệ số thức ăn giảm dưới 1.1 (trong khi nuôi tôm thông thường ngoài mô hình có hệ số thức ăn từ 1.3 đến 1.5). Trong quá trình nuôi, chất hữu cơ trong nước và chất thải và đáy ao nuôi được phân hủy; hệ vi sinh vật có lợi được bổ sung và tăng dinh dưỡng trong môi trường ao nuôi, tăng cường sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, giúp tôm ăn và tiêu hóa thức ăn tốt hơn; đồng thời giảm thiểu sự hình thành tảo, chất hữu cơ dư thừa và chất thải; giảm thiểu mùi hôi tanh của chất thải, nước ao nuôi; giảm tỷ lệ phát sinh bệnh tôm, giảm chi phí sử dụng hóa chất như thuốc, điện, dầu…

Tại Hội thảo, Ông Kim Văn Tiêu, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, xu hướng nuôi tôm bằng các chế phẩm sinh học đang ngày càng lan rộng và đó là xu thế tất yếu. Dự kiến trong năm 2017, Trung tâm sẽ tiếp tục triển khai nghiên cứu, thử nghiệm xây dựng mô hình trình diễn để nhân rộng, tạo sản phẩm sạch, an toàn cung cấp ra thị trường trong nước và xuất khẩu.

Fistenet, 05/09/2016
Đăng ngày 07/09/2016
Hà Kiều
Nuôi trồng

Giá cá tra xuất khẩu đầu năm 2025: Tín hiệu tăng trưởng lạc quan

Bước vào đầu năm 2025, thị trường cá tra xuất khẩu đang chứng kiến những tín hiệu tích cực. Sau giai đoạn suy giảm trong năm ngoái do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, giá cá tra hiện đang phục hồi ổn định và có xu hướng tăng.

Cá tra
• 11:11 15/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 10:20 14/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:03 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

5 yếu tố "vàng" bà con cần lưu ý khi lựa chọn máy cho tôm ăn

Thức ăn chiếm tới 70% chi phí trong nuôi tôm – và đó cũng là lý do khiến nhiều hộ nuôi đau đầu với bài toán lợi nhuận. Bà con có biết, chỉ cần một chiếc máy cho tôm ăn tự động phù hợp, bạn có thể tiết kiệm hàng chục triệu đồng mỗi vụ, giảm lãng phí, tăng năng suất vượt trội?

Máy cho tôm ăn
• 15:07 15/01/2025

Các biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm

Đối với người nuôi tôm, việc xử lý nước nuôi tôm là rất quan trọng. Khi nguồn nước trong ao luôn sạch, sẽ giúp cho tôm khỏe mạnh, mau lớn và phòng tránh được rất nhiều loại bệnh. Sau đây là biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm vào ao nuôi.

Xử lý nước
• 15:07 15/01/2025

Giá cá tra xuất khẩu đầu năm 2025: Tín hiệu tăng trưởng lạc quan

Bước vào đầu năm 2025, thị trường cá tra xuất khẩu đang chứng kiến những tín hiệu tích cực. Sau giai đoạn suy giảm trong năm ngoái do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, giá cá tra hiện đang phục hồi ổn định và có xu hướng tăng.

Cá tra
• 15:07 15/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 15:07 15/01/2025

Vẹm xanh: Nhiều công dụng tuyệt vời với sức khức khỏe con người

Vẹm xanh – loài nhuyễn thể hai mảnh từ đại dương – không chỉ là món ăn giàu dinh dưỡng mà còn mang lại nhiều giá trị tuyệt vời cho sức khỏe. Với hàm lượng dinh dưỡng vượt trội, vẹm xanh thực sự xứng đáng được gọi là “siêu thực phẩm” cho sức khỏe.

Vẹm xanh
• 15:07 15/01/2025
Some text some message..