Sông Chà Và ô nhiễm nặng, dân tái nghèo

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu (BR-VT) Trần Ngọc Thới, cùng đại diện các sở, ngành, địa phương vừa nghe Viện Môi trường và Tài nguyên báo cáo về thực trạng và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường sông Chà Và (xã Long Sơn, TP Vũng Tàu).

nuôi hàu
Một bè nuôi hàu trên sông Chà Và ( Long Sơn, TP. Vũng Tàu). Ảnh: Q.N.

Thời gian qua, tại xã đảo Long Sơn liên tục xảy ra việc cá chết bất thường tại các lồng bè trên sông Chà Và. Nguyên nhân được xác định là do nguồn nước bị ô nhiễm.

Ngoài thủ phạm chính là nước thải từ các nhà máy chế biến hải sản (khoảng 20 nhà máy), thì việc nuôi hàu bằng tấm lợp phế thải làm bằng amiang và lốp xe cũ là mối đe dọa ô nhiễm nguồn nước và an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là khi tấm lợp amiang được cho là có thể gây ung thư.

Khu vực nuôi trồng thủy sản trên sông Chà Và được UBND tỉnh BR-VT quy hoạch từ năm 1997 với diện tích hơn 750ha, trong đó, gần 69ha phù hợp để nuôi cá lồng bè. Năm 2011, có 10 hộ dân nuôi cá bớp và cá chim bị chết; riêng từ đầu năm 2012 đến nay, đã có 3 vụ cá nuôi lồng bè chết hàng loạt, làm thiệt hại hàng tỷ đồng.

Lốp xe cũ dùng để nuôi hàu hết hạn sử dụng được tống thẳng xuống sông Chà Và.

Lốp xe cũ dùng để nuôi hàu hết hạn sử dụng được tống thẳng xuống sông Chà Và.

Trước hiện tượng cá lồng bè bị chết và gây thiệt hại cho người nuôi trồng thủy sản, HĐND tỉnh BR- VT cùng các cơ quan chức năng đã vào cuộc và xác định là do các nhà máy chế biến hải sản và việc khai thác cát (không kiểm soát được vị trí, khối lượng khai thác) gây ô nhiễm nguồn nước.

Các nhà khoa học về môi trường còn cho rằng, ngoài hai nguyên nhân chính gây ô nhiễm nêu trên, nguồn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản tại Long Sơn còn bị đe dọa bởi nghề nuôi hàu do dùng tấm lợp fibro xi măng có chất amiang và lốp (vỏ) xe phế thải.

Theo những người nuôi hàu tại Long Sơn, trước đây, người nuôi hàu chủ yếu dùng cọc tre, gỗ cắm xuống nước cho hàu bám vào. Sau này, phát hiện hàu thích bám vào tấm lợp fibro xi măng, người dân đã đổ xô đi mua tấm lợp fibro xi măng phế thải để về nuôi hàu.

Tuy nhiên, cách nuôi này không duy trì được lâu, vì fibro xi măng dễ bị phân hủy trong môi trường nước. Khoảng 3 năm gần đây, người dân Long Sơn lại nuôi hàu bằng lốp xe phế thải.

Sử dụng lốp xe bền hơn do khó bị phân hủy trong môi trường nước, nên người dân lại đổ xô mua lốp xe cũ về để khai thác hàu. Sau khi thu hoạch hàu, những loại vật liệu này không dùng được nữa, người dân “tống thẳng” xuống bãi nuôi hoặc vứt thành đống ven sông.

Phó Giáo sư, tiến sĩ Phùng Chí Sĩ, Trung tâm Công nghệ môi trường Viện Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam khi đến khảo sát tại đây đã đưa ra cảnh báo: Việc ngâm tấm lợp fibro xi măng và lốp xe cũ sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng môi trường sinh thái của các loại thủy, hải sản.

Cụ thể, lốp xe cũ và phế thải fibro xi măng khi ngâm trong nước sẽ tạo ra chất lưu huỳnh và một số hóa chất độc hại khác. Việc chôn lấp và thải bỏ không đúng quy định làm ảnh hưởng dòng chảy của sông, dùng nuôi hải sản.

Lãnh đạo xã Long Sơn cho hay, việc ô nhiễm sông Chà Và khiến sản lượng nuôi trồng thủy sản ở Long Sơn sụt giảm nghiêm trọng, nhiều hộ bị cụt vốn, nợ ngân hàng không trả được và tái nghèo.

Phó Giáo sư, tiến sĩ Phùng Chí Sĩ, Trung tâm Công nghệ môi trường Viện Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam khi đến khảo sát tại đây đã đưa ra cảnh báo: Việc ngâm tấm lợp fibro xi măng và lốp xe cũ sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng môi trường sinh thái của các loại thủy hải sản.

 

Tiền Phong
Đăng ngày 17/06/2013
Thu Hương - Q.N
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 09:57 13/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Sách Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản: Giảm ngay 15% cho 50 khách hàng đầu tiên

Ngành thủy sản hiện nay đang không ngừng phát triển và đổi mới, nhưng một trong những yếu tố cốt lõi giúp các nhà chuyên môn, kỹ thuật viên và sinh viên ngành thủy sản nâng cao kiến thức chính là sở hữu tài liệu chuyên sâu, đáng tin cậy. Hiểu được điều đó, quyển sách "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản" - một tác phẩm được đánh giá cao bởi các chuyên gia đầu ngành, nay đã chính thức tái bản, đáp ứng nhu cầu học tập và ứng dụng thực tiễn trong công việc.

Đặt hàng trước giảm 15%
• 23:46 18/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 23:46 18/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 23:46 18/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 23:46 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 23:46 18/11/2024
Some text some message..