Sông Đốc hiện thực hoá “giấc mơ phố biển”: Bài 2: Bộ máy hành chính “hụt hơi”

Không chỉ quá tải về hạ tầng mà bộ máy hành chính của thị trấn hiện nay cũng đang gồng gánh công việc do biên chế ở một thị trấn đặc thù "nửa chợ, nửa quê"...

tau ca vao bo
Một góc sầm uất của thị trấn Sông Ðốc những ngày tàu vào bờ.

Thị xã thì chưa đạt, nên biên chế cán bộ, công chức của thị trấn Sông Ðốc tuân theo quy định của bộ máy hành chính cấp xã loại I. Từ đó, hầu như mỗi lĩnh vực đều gần như quá tải trong giải quyết công việc.

Áp lực dân cư

“Quản lý xây dựng là một vấn đề nan giải của thị trấn hiện nay”, ông Nguyễn Minh Cảnh, Chủ tịch UBND thị trấn, chia sẻ.

Nói đến công tác quản lý trật tự trong xây dựng, Phó Chủ tịch thị trấn Sông Ðốc Lâm Văn Phú thở dài: “Khó vô cùng, với bình quân mỗi ngày có từ 10-20 công trình của người dân xây dựng mới (chủ yếu là nhà) trong khi thị trấn chỉ có một chức danh công chức địa chính quản lý trật tự xây dựng, không cách nào quản lý xuể”.

Ðó chỉ là mới tính đến chuyện quản lý, còn vấn đề xử lý đối với các trường hợp vi phạm thì nan giải hơn. Ông Phú dẫn chứng, cụ thể như trường hợp bà Nguyễn Thị Lan. Bà Lan là một trong những trường hợp xây dựng công trình trên phần đất không được phép xây dựng (phần đất UBND huyện cho ông Lê Thanh Tiền thuê). Hành vi của bà Lan bị UBND thị trấn lập biên bản và ban hành quyết định đình chỉ thi công ngày 26/1/2015 và UBND huyện ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính kèm theo biện pháp khắc phục hậu quả là tháo dỡ công trình xây dựng, khôi phục lại hiện trạng ban đầu.

Quyết định là vậy nhưng bà Lan cố tình né tránh không thực hiện. “Người dân thì né tránh, còn chính quyền địa phương không đủ thẩm quyền để áp dụng biện pháp mạnh là cưỡng chế để răn đe. Cứ thế, câu chuyện quản lý xây dựng cũng như việc xử lý vi phạm trong xây dựng mất nhiều thời gian và công sức”, ông Phú phân tích thêm.

Không chỉ phần đất liền, do tập quán bao đời của người dân sinh sống ven hai bờ sông Ông Ðốc nên việc người dân tự ý cơi nới nhà cửa, cơ sở sản xuất kinh doanh lấn chiếm hai bên bờ sông đang là tình trạng đáng báo động. Mà việc quản lý tình trạng này hiện nay theo ông Phú “còn khó hơn trên đất liền”.

Quản lý trong xây dựng chỉ là một lĩnh vực, hiện thị trấn gần như các lĩnh vực đều quá tải. Tại bộ phận một cửa của thị trấn hiện bình quân một ngày phải tiếp nhận và giải quyết trên 100 hồ sơ của người dân và doanh nghiệp.

Giải quyết chuyện của người địa phương đã quá tải so với bộ máy hành chính hiện nay, mà những khi hết con nước, tàu khai thác vào bờ thì lượng người, lượng công việc cần giải quyết tăng gấp nhiều lần. Ông Phú cho biết, chỉ tính riêng lượng ngư phủ và lao động trên tàu tạm trú trên địa bàn đã lến đến trên 20.000 người. Ðó là chưa tính tàu các tỉnh bạn vào cửa, để duy trì an ninh trật tự, trong 10 ngày mỗi tháng, địa phương phải huy động tổng lực.

Tạo đột phá từ hai trục Bắc - Nam

Ðầu tư phát triển hạ tầng cùng với nguồn nhân lực là hai “nút thắt” cần được tháo gỡ để con đường đi lên thị xã của Sông Ðốc ngày một gần hơn.

Kể từ năm 2010 đến nay, để hiện thực hoá mục tiêu tiến lên thị xã Sông Ðốc, các nguồn lực từ Trung ương đến địa phương đã đầu tư trên 2.500 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng cũng như các lĩnh vực văn hoá - xã hội. Bên cạnh, trong kế hoạch phát triển kinh tế giai đoạn 2015-2020 và những năm tiếp sau, tỉnh đã phê duyệt quy hoạch đầu tư xây dựng 3 cửa biển quan trọng tại địa phương, trong đó có Sông Ðốc.

Ông Nguyễn Quốc Thanh, Bí thư Huyện uỷ Trần Văn Thời, cho biết, Ðảng bộ huyện sẽ tập trung triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu là phát huy nguồn lực tại chỗ và thu hút các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển kinh tế biển ở địa phương, nhất là đầu tư khai thác, phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá... để Sông Ðốc xứng tầm là 1 trong 3 đô thị động lực của tỉnh.

Ðịnh hướng là vậy, nhưng để đô thị Sông Ðốc thật sự chuyển mình, theo ông Lâm Văn Phú, thị trấn đang cần đầu tư đường bờ Bắc nối dài để có thể đấu nối với dự án Nâng cấp đê biển Tây của Sở NN&PTNT từ Sông Ðốc đến Ðá Bạc. Khi dự án này hoàn thành kết hợp với đường bờ Nam nối từ thị trấn ra Quốc lộ 1 (đoạn Rau Dừa, dự kiến thông xe kỹ thuật vào cuối năm) sẽ tạo thành hai trục xương sống thúc đẩy cả kinh tế lẫn diện mạo đô thị hai bờ Bắc - Nam phát triển nhanh.

Song song với việc đầu tư các công trình dự án mới, Sông Ðốc đang khẩn trương sắp xếp dân cư chỉnh trang đô thị, đầu tư phát triển nhiều làng nghề truyền thống mang tính đặc thù nhằm giải quyết lao động có công ăn việc làm ổn định tại chỗ. Giải pháp chỉnh trang xây dựng đô thị là giãn dân dần dần. Tuy nhiên, để làm được giải pháp này, cần được đầu tư các khu dân cư cũng như hạ tầng hoàn chỉnh để di chuyển dân.

Theo quy hoạch, nguồn vốn đầu tư để phát triển Sông Ðốc lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Ðây là bài toán khó trong điều kiện kinh tế hiện nay. Ðể bảo đảm có vốn đầu tư, ông Nguyễn Quốc Thanh cho biết thêm, ngoài vốn hỗ trợ của Trung ương, tỉnh, huyện đang tiến hành xã hội hoá một số hạng mục, công trình. Ðiều đáng mừng là thời gian qua, việc thu hút đầu tư trên lĩnh vực phát triển hạ tầng đô thị nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu trong và ngoài nước.

Cần cơ chế đặc thù

Mặc dù tỉnh đã có kế hoạch phân bổ, luân chuyển cán bộ, công chức địa phương nhưng đó là khi Sông Ðốc đã được công nhận đạt tiêu chuẩn thị xã. Còn trước mắt, để đảm bảo công tác quản lý ở địa phương, cũng như phục vụ người dân và doanh nghiệp trên địa bàn, ông Phú cho rằng, bộ máy hành chính của thị trấn cần có cơ chế đặc thù. Ðặc biệt là trong xây dựng cần có đội quản lý trật tự xây dựng mới có thể đảm nhiệm tốt công tác quản lý và xử lý.

Là cửa biển lớn nhất tỉnh, hằng năm có sản lượng khai thác đánh bắt trên 100.000 tấn, nhưng một điều đáng buồn là hiện đa phần các sản phẩm hàng hoá này được mua bán hết sức phân tán. “Du khách đến với Sông Ðốc, tìm mua các sản phẩm đặc trưng của thị trấn rất khó khăn, nếu không có người bản địa dẫn đường. Ðây là một điều vô cùng thiệt thòi cho người dân và nghề khai thác của ngư dân. Các ngành chức năng cần quan tâm xây dựng một chợ đầu mối để tập trung sản phẩm hàng hoá của người dân”, ông Phú kiến nghị.

Tình trạng ô nhiễm môi trường cũng cần được quan tâm vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng có thẩm quyền. Nâng cấp, phát huy hiệu quả Cảng cá Sông Ðốc và quy hoạch lại khu neo đậu tránh, trú bão tại thị trấn Sông Ðốc theo hướng Bắc - Nam. Ðặc biệt, đẩy nhanh thực hiện khu công nghiệp bờ Nam Sông Ðốc và xây dựng cầu bắc qua sông Ông Ðốc./.

Báo Cà Mau, 13/09/2016
Đăng ngày 14/09/2016
Bài và ảnh: Nguyễn Phú
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 05:47 08/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 05:47 08/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 05:47 08/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 05:47 08/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 05:47 08/11/2024
Some text some message..