Sốt giống tôm càng xanh ở ĐBSCL

Do nguồn con giống nhập nội chiếm phần lớn thị trường nên chất lượng con giống TCX khó đảm bảo. Hơn nữa, vận chuyển con giống nhập khẩu qua đường tiểu ngạch có thể gây rủi ro cho người nuôi.

tom càng xanh
Tôm càng xanh

Năm nay do hạn, mặn xâm nhập mạnh kéo dài đến tháng 5, vùng nuôi tôm nước lợ ven biển ở ĐBSCL lo ngại dịch bệnh nên chậm vào vụ. Trong khi đó mô hình nuôi ghép tôm càng xanh (TCX) với tôm sú hay tôm thẻ tự phát mới nổi lên khiến mức tiêu thụ TCX giống gia tăng.

Nhu cầu con giống tăng cao

Hằng năm khoảng tháng 5, tháng 6 ở vùng luân canh theo mô hình lúa- tôm bắt đầu vào mùa nuôi TCX để thu hoạch bán trước tết và trả lại đất ruộng gieo sạ lúa ĐX.

Ở một số địa phương nuôi TCX chuyên canh thường thả giống tháng 10 đến tháng 5 năm sau thu hoạch. Riêng vùng ngọt ven sông Hậu, sông Tiền người nuôi TCX theo dõi dự báo từ đầu mùa lũ hằng năm để đón con nước lên.

Đây là thời điểm các cơ sở SX tôm giống bắt đầu bán giống cho khách hàng. Ông Trần Tấn Khoa, Tổng Giám đốc Cty Giống thủy sản Hưng Phú, có trụ sở chính tại Cà Ná, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) nhận thấy tiềm năng mở rộng vùng nuôi TCX ở ĐBSCL khá lớn. Từ tháng 8/2015, ông quyết định mở chi nhánh tại quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ). Qua vụ nuôi TCX 2015, Cty Hưng Phú bán ra hơn 10 triệu con giống.

Ông Khoa cho rằng, năm nay do hạn mặn gay gắt nên người nuôi tôm vùng nước lợ ven biển ĐBSCL ngại thời tiết bất lợi chỉ thả tôm sú, tôm thẻ chân trắng mang tính thăm dò. Số lượng con giống tiêu thụ không nhiều. Tuy nhiên sau vài vụ nuôi ghép tôm sú, tôm thẻ với TCX thấy hiệu quả, nhu cầu con giống TCX càng tăng mạnh.

Theo ông Khoa, Cty Hưng Phú SX con giống chuẩn bị cho vụ thả TCX hiện đạt mức bình quân 20 triệu con giống/tháng, tăng 10 lần so với năm 2015. Nhưng số lượng này chẳng thấm vào đâu so với nhu cầu con giống đang vào mùa, trong khi các cơ sở, Cty SX con giống trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 10%, còn lại 90% nhập từ Trung Quốc và Thái Lan.

TCX là đặc sản miền Tây Nam bộ, tôm thương phẩm giá ổn định 240-250 ngàn đồng/kg (loại 15-20 con); trên 140-150 ngàn đồng/kg (loại 50 con/kg). Hơn nữa, đây là đối tượng vật nuôi chuyển đổi thích nghi trong điều kiện độ mặn tăng cao ở vùng lợ và ngọt hoặc nuôi trong ao đất chủ động nguồn nước có thể nuôi quanh năm, là xu hướng mới cho người nuôi tôm ở ĐBSCL.

TCX giống tuy hút hàng nhưng không tăng giá. So với năm 2015 có thời điểm khan hàng thiếu TCX giống giá 350đ/con, hiện nay TCX giống mức giá khá chênh nhau, tôm giống trong nước bán 180-200đ/con. Cty Hưng Phú bán 230đ/con và giảm giá khuyến mãi 20% cho nông dân đến đặt hàng trước, kèm theo chính sách hậu mãi, tư vấn kỹ thuật nuôi.

Chọn giống tốt và nuôi ghép

Do nguồn con giống nhập nội chiếm phần lớn thị trường nên chất lượng con giống TCX khó đảm bảo. Hơn nữa, vận chuyển con giống nhập khẩu qua đường tiểu ngạch có thể gây rủi ro cho người nuôi.

Trong khi đó thăm dò nông dân mỗi nơi có ý kiến khác nhau. Một nông dân vừa nuôi tôm vừa bán tôm giống ở Lấp Vò (Đồng Tháp) khen con giống nhập từ Trung Quốc khá tốt. Còn nông dân ở huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) hay ở An Biên, An Minh (Kiên Giang) nhận xét, tôm giống nhập tiểu ngạch từ Thái Lan do vận chuyển đường xa về nên nuôi hao hụt nhiều, tỷ lệ sống chỉ đạt 20%.

Ông Nguyễn Văn Huynh ở quận Ô Môn (Cần Thơ) có kinh nghiệm nuôi TCX chuyên canh vẫn khẳng định nên chọn TCX giống của cơ sở SX tôm giống trong nước có uy tín, tin cậy. Con giống có kiểm dịch, kiểm soát mầm bệnh ngay từ đầu, tôm khỏe, vượt trội hơn hẳn giống tôm nhập ngoại.

Ông Huynh đã trải qua một vài vụ chọn tôm giống nhập từ Trung Quốc, thời gian đầu thấy tôm lớn nhanh, nhưng sau đó chựng lại. Thời gian nuôi sau 4- 5 tháng tôm 3 con chỉ đạt 100 gram (bán nấu lẩu cho tiệc cưới), chưa kể hao hụt do ăn lẫn nhau trong thời kỳ tôm lột xác. Trong khi cùng thời gian nuôi, với tôm giống SX trong nước nuôi đạt 3 con nặng 120-150 gram.

Nuôi TCX trong 6 tháng thu hoạch. Đối với mô hình nuôi ghép tôm thẻ với TCX, một số nông dân ở Kiên Giang có sáng kiến mới: Sau 3 tháng thu tôm thẻ, lựa chọn TCX cái thả lại nuôi tiếp và lợi dụng nguồn nước cũ thả đợt giống tôm thẻ tiếp theo với mật độ 10 con/m2. Đặc biệt, TCX có khả năng sống và phát triển tốt trong điều kiện độ mặn dưới 15%0.

Ở Bến Tre một số hộ nuôi ghép mật độ cao bằng cách thả tôm thẻ vào ao trước với 30 con/m2 (cỡ tôm post 10-12 mm), sau khi thả tôm thẻ được 25-30 ngày thì mới thả TCX với mật độ 5 con/m2 (TXC đã được ương nuôi từ tôm post đến 45 ngày tuổi hoặc tôm đạt cỡ 3-5cm, phân loại tôm đực và tôm cái riêng).

Sản lượng bình quân 1 ao nuôi 2.500 m2 đạt 1,8 tấn tôm thẻ và 0,3 tấn TCX. Sau khi trừ chi phí khoảng 300 triệu đồng, lợi nhuận thu 100-120 triệu đồng. Hoặc nuôi ghép với mật độ thấp, tôm thẻ thả trước mật độ 10-15 con/m2, sau đó thả TCX mật độ 3-5 con/m2, cho ăn đơn giản, hiệu quả.

Nông Nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 15/06/2016
Hưng Phú
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Xu hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản

Ngoài việc tập trung nguồn lực với các đối tượng nuôi chủ lực thì hiện nay ngành nuôi trồng thủy sản cũng phát triển đa dạng hóa đối tượng nuôi nhằm khai thác tốt diện tích mặt nước, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân, phù hợp với điều kiện địa phương.

Tôm thẻ
• 10:00 25/09/2023

Giải pháp dựa vào thiên nhiên để quản lý nước thải nuôi tôm

Theo một dự án nghiên cứu mới, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể được sử dụng hiệu quả trong chiến lược xử lý nước thải cho ngành nuôi tôm.

Ao tôm
• 11:03 22/09/2023

Dư lượng kháng sinh tồn tại lớn trong tôm

Sử dụng kháng sinh bừa bãi trong nuôi tôm là tình trạng sử dụng kháng sinh không đúng cách, không đúng chỉ định của bác sĩ thú y, hoặc sử dụng kháng sinh quá liều. Tình trạng này đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe con người, môi trường và ngành nuôi tôm.

Kháng sinh
• 15:23 21/09/2023

Thực trạng chênh lệch giá thức ăn nuôi tôm

Hộ nuôi tôm nhỏ lẻ tiếp cận giá thức ăn tại đại lý cao gấp 2 đến 3 lần so với giá của nhà sản xuất, gây ra nhiều khó khăn cho bà con nông dân.

Thức ăn tôm
• 17:23 19/09/2023

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 19:24 25/09/2023

Bình Định tiếp tục tăng cường công tác phối hợp phòng chống khai thác IUU

Trong thời gian gần đây, các lực lượng chức năng: Hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư của một số nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Brunei, Philippin… đã gia tăng số lượng tàu tuần tra, tăng tần suất các hoạt động truy quét, tuần tra, giám sát trên biển và xử lý kiên quyết, cứng rắn đối với các tàu cá nước ngoài hoạt động đánh bắt trên vùng biển của họ và các vùng biển chồng lấn, vùng biển giáp ranh và có tranh chấp với nước ta.

Tàu cá
• 19:24 25/09/2023

Xu hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản

Ngoài việc tập trung nguồn lực với các đối tượng nuôi chủ lực thì hiện nay ngành nuôi trồng thủy sản cũng phát triển đa dạng hóa đối tượng nuôi nhằm khai thác tốt diện tích mặt nước, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân, phù hợp với điều kiện địa phương.

Tôm thẻ
• 19:24 25/09/2023

Cá lau kiếng là gì? Trứng cá lau kiếng có độc không?

Cá lau kiếng là một loại cá có khả năng làm sạch bể nước và có thể được sử dụng để chế biến thành nhiều món ngon.

Cá lau kiếng
• 19:24 25/09/2023

Cấu trúc ống tiêu hóa ảnh hưởng đến đặc tính ăn của cá thát lát còm

Trong quá trình sản xuất giống các loài thủy sản, xác định tính ăn của cá bột là có ý nghĩa quyết định sự thành công của quá trình sản xuất. Có rất nhiều nghiên cứu về tính ăn của cá bột cũng như sự phát triển của ống tiêu hóa để chọn lựa loại thức ăn thích hợp ương cá.

Cá thát lát còm
• 19:24 25/09/2023