Sử dụng chế phẩm sinh học EM trong nuôi Tôm thẻ chân trắng

Các tỉnh ven biển miền Trung có tổng diện tích đất cát phù hợp cho nuôi tôm gần 16.000 ha; trong đó, ở Thừa Thiên Huế 600 ha. Ngoài đóng góp vào việc tăng sản lượng tôm xuất khẩu của cả nước, nghề nuôi tôm trên cát ở các tỉnh ven biển miền Trung còn giúp tận dụng tối đa diện tích đất bỏ hoang, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho dân cư ven biển, giảm áp lực khai thác hải sản ven bờ...

nuôi tôm EM

Theo Tổng cục Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và PTNT, diện tích nuôi tôm năm 2013 đạt 654.000 ha; trong đó, diện tích tôm sú là 590.000 ha cho sản lượng 268.097 tấn, còn diện tích nuôi tôm chân trắng chỉ 64.000 ha nhưng sản lượng đạt tới 272.837 tấn. Như vậy, diện tích nuôi tôm sú gấp hơn 9 lần so với tôm chân trắng nhưng sản lượng lại ít hơn 4.740 tấn. Xuất khẩu tôm trong năm này thắng lớn với kim ngạch hơn 3 tỷ USD là nhờ sự tăng trưởng ngoạn mục của tôm chân trắng mang lại. Trong con số này có sự đóng góp một phần sản lượng của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát.

Tại các tỉnh ven biển miền Trung, năm 2013 có 9 tỉnh nuôi tôm trên cát với tổng diện tích là 1.457 ha, sản lượng thu hoạch là 24.035 tấn. Những tỉnh có diện tích nuôi tôm trên cát lớn điển hình như QuảngTrị (450 ha), Quảng Nam (340 ha), Thừa Thiên Huế (385 ha). Năng suất bình quân của mô hình nuôi tôm thẻ trên cát đạt 10-15 tấn/ha/vụ, cá biệt có mô hình nuôi đạt năng suất 50-60 tấn/ha/vụ như ở Thừa Thiên Huế, Quảng Trị.

Nếu như trước đây tôm sú đóng vai trò chủ lực thì nay con tôm chân trắng đang vươn lên chiếm lĩnh thị trường. Lần đầu tiên, trong năm 2013, tôm chân trắng vượt tôm sú cả về sản lượng lẫn giá trị kinh tế.

Tuy nhiên, nghề nuôi tôm trên cát bộc lộ nhiều bất cập như hạ tầng vùng nuôi chưa đảm bảo, chưa có ao chứa, lắng và trực tiếp thải nước ra ngoài môi trường khiến môi trường bị tổn thương khó hồi phục.

Ngày 18/9/2014, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã ký quyết định số 3814/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án “Sử dụng chế phẩm sinh học EM và sản phẩm của chúng trong nuôi Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei, Boone 1931) trên cát tại xã Phong Hải, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”.  Mục tiêu của dự án nhằm xây dựng thành công mô hình nuôi Tôm thẻ chân trắng sử dụng chế phẩm sinh học EM và hạn chế tác động có hại đến môi trường khu vực nuôi tôm; nâng cao thu nhập của hộ dân.

Với kinh phí 189.504.000 đồng và diện tích mặt nước là 6.000m2 , dự án được kỳ vọng sẽ xây dựng thành công mô hình nuôi Tôm thẻ chân trắng, đào tạo được 01 cán bộ kỹ thuật địa phương nắm vững về quy trình nuôi Tôm thẻ chân trắng sử dụng chế phẩm sinh học EM và sản phẩm của chúng.

Tổng Cục Thủy Sản
Đăng ngày 12/10/2016
Anh Tuyết
Nuôi trồng

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 11:00 22/11/2024

Chất độc trong ao nuôi, mối nguy tiềm ẩn đe dọa sức khỏe tôm

Các chất độc phát sinh trong ao nuôi một trong những nguyên nhân khiến tôm còi cọc, stress, chậm phát triển, thậm chí là chết hàng loạt gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi.

Nước ao tôm
• 09:49 21/11/2024

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 20/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 06:46 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 06:46 23/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 06:46 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 06:46 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 06:46 23/11/2024
Some text some message..