Sử dụng đèn LED chuyên dụng trên tàu cá

Hiện nay, việc sử dụng đèn LED trong khai thác thủy sản chưa phổ biến và còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai. Ngư dân vẫn dùng đèn huỳnh quang, bóng đèn led cao áp như một thói quen, do còn e ngại vào những thiết bị, giải pháp mới, chi phí đầu tư lớn,…

Đèn LED tàu cá
Đèn LED chuyên dụng trên tàu cá. Ảnh: MES ltd

1. Nguyên lý hoạt động của đèn LED

Đấu nối với nguồn điện xoay chiều tử máy phát điện 220V trên tàu, mỗi đèn được nối với một công tắc của bộ điều khiển hệ thống để bật/tắt trong quá trình chong đèn tập trung cá và điều khiển đèn gom cá để đánh bắt.

2. Số lượng đèn LED lắp đặt trên tàu lưới vây

Đèn LED chuyên dụng được trang bị cho tàu lưới vây kết hợp ánh sáng đánh bắt hải sản xa bờ có công suất ≥ 90 CV, chiều dài ≥ 15 m, số lượng đèn LED như sau:

- Trang bị thay thế: Số lượng đèn LED chuyên dụng lắp đặt thay thế đèn cao áp (1000 W) theo tỷ lệ 1:1, có thể thay thế toàn bộ hoặc thay thế dần.

- Trang bị toàn bộ ban đầu: Đèn LED chuyên dụng lắp đặt cho tàu trang bị lần đầu với số lượng 30 – 50 cái/tàu.

3. Kỹ thuật sử dụng đèn LED chuyên dụng trên tàu lưới vây

Bước 1: Khởi động động cơ chạy máy phát điện, kết nối với Dynamo.

Bước 2: Điều chỉnh bướm ga để máy chạy ổn định, kiểm tra chỉ số hiệu điện thế đầu ra hiển thị trên đồng hồ đo ổn định ở 220V. 

Bước 3: Mở cầu dao tổng cung cấp điện cho bộ điều khiển hệ thống đèn LED.

Bước 4: Mở công tắc cung cấp điện cho hệ thống đèn LED.

Tiến hành mở từng công tắc ở bảng điều khiển, theo thứ tự đã được ký hiệu, cấp nguồn cho từng đèn LED. Trong quá trình mở công tắc thắp sáng đèn, cần theo dõi chỉ số điện áp ở đồng hồ đo trong khoảng dao động cho phép từ 170 – 220V. Nếu điện áp thay đổi lớn, điều chỉnh ga máy phát điện để ổn định điệp áp 220V.

Bước 5: Chong đèn thu hút cá

Sau khi hệ thống đèn LED được thắp sáng, hoạt động ổn định, bắt đầu thời gian chong đèn thu hút cá. Trong quá trình này thường xuyên theo dõi hoạt động của máy phát điện, điện áp tối ưu để cho hệ thống đèn LED hoạt động ổn định và an toàn dao động từ 170 – 220V (điều này phù hợp với ngưỡng điện áp an toàn của nhà sản xuất đưa ra từ 100 – 277V ở bảng 1)

Bước 6: Theo dõi sự tập trung của đàn cá

Quan sát trên màn hình máy dò cá (máy dò đứng hoặc máy dò ngang), xác định độ lớn đàn cá và ước tính sản lượng đàn cá tập trung, thuyền trưởng quyết định giảm đèn, gom cá, thả bè đèn xuống nước để thu hút cá từ tàu sang bè đèn. 

Nhìn chung, thời gian chong đèn thu hút cá phụ thuộc vào sản lượng ước tính của đàn cá tập trung xung quanh nguồn sáng để thuyền trưởng quyết định thả lưới. Thời gian chong đèn nhiều nhất kéo dài khoảng 8 – 10 giờ/mẻ, ít nhất kéo dài từ 2 – 4 giờ/mẻ.

Bước 7: Tắt giảm đèn, thu nhỏ vùng sáng gom cá

Trong quy trình đánh bắt của nghề lưới vây kết hợp ánh sáng, việc giảm nguồn sáng để gom đàn cá tập trung gần mặt nước và nằm trong vùng tác dụng của lưới vây khi đánh bắt phụ thuộc vào thời gian giảm đèn và chuyển từ đèn chiếu mạn sang đèn bè để giữ đàn cá là việc rất quan trọng và phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của thuyền trưởng khi tổng hợp các yếu tố khác nhau (như dòng chảy, hướng gió, tốc độ gió, ước tính sản lượng cá tập trung qua máy dò cá, loài cá, mật độ tập trung,…).

Thời gian giảm toàn bộ đèn thắp sáng thường kéo dài trong vòng 15 - 30 phút, tuy nhiên, thời gian giảm giữa hai đèn phụ thuộc vào phản ứng của đàn cá mà thuyền trưởng ghi nhận qua máy dò cá. Quy ước số thứ tự bóng từ số 01 đến cuối cùng từ mạn phải qua mạn trái, cụ thể các phương án như sau: (Hình 6)

- Giảm đều từ mạn trái qua sau lái qua mạn phải với thời gian 1 – 3 phút/bóng. 

- Giảm lần lượt liên tục bên mạn phải và sau lái (từ bóng số 01 đến 18), giảm từ từ bên mạn trái với thời gian 1 – 3 phút/bóng.

Bước 8: Thả đèn bè giữ đàn cá

Đèn bè trong nghề lưới vây kết hợp ánh sáng có tác dụng giữ đàn cá tập trung quanh đèn sau khi gom lại, để tàu chính di chuyển ra khỏi vùng sáng tiến hành thả lưới vây đàn cá. Việc lựa chọn thời điểm mở đèn bè được thực hiện trong quá trình giảm đèn mạn để thu gom cá, tùy thuộc vào phản ứng của đàn cá mà lựa chọn thời điểm thả đèn bè cho phù hợp. Thời điểm thả đèn bè khi giảm hệ thống đèn LED chiếu mạn sau khi tắt giảm còn 3 – 5 bóng.

Bước 9: Thả lưới vây đàn cá, thu lưới, lấy cá

Thuyền trưởng tiến hành thả lưới vây đàn cá quanh bè đèn. Sau khi thả lưới xong, tiến hành thu lưới và cá, đem vào bảo quản và chuẩn bị cho mẽ lưới sau. Kết thúc một chu trình đánh bắt của một mẻ lưới.

Đăng ngày 09/05/2024
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 12:44 17/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 12:44 17/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 12:44 17/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 12:44 17/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 12:44 17/11/2024
Some text some message..