Thuật ngữ Probiotics thay chế phẩm sinh học đã rất quen thuộc với người nuôi thủy sản trên toàn thế giới. Các loài vi khuẩn thuộc giống Bacillus đang được tập trung đầu tư nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi bởi các đặt tính ưu việt. Tuy nhiên qua quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã dần phát hiện ra những chủng Bacillus riêng biệt sẽ thực hiện các chức năng khác nhau trên những đối tượng khác nhau. Vì thế cần xem xét những loài nào, chủng nào phù hợp với hoạt động nuôi và đối tượng nuôi cũng hết sức cần thiết.
Nghiên cứu này được tiến hành để đánh giá bổ sung ba loài vi khuẩn thuộc giống Bacillus thường được sử dụng làm Probiotics trên động vật thủy sản là Bacillus subtilis, B. amyloliquefaciens, B. cereus và một loài B. amyloliquefaciensin thương mại với mật số 1 × 1010CFU / kg. Các loài vi khuẩn này sẽ được đánh giá khả năng tác động của chúng đối với hoạt động tăng trưởng,các thông số huyết học, hoạt động chống oxy hóa, mức độ tiêu hóa enzyme, tình trạng miễn dịch và sức đề kháng bệnh của cá trê phi Clarias gariepinu.
Xác định loài vi khuẩn hiệu quả nhất trên cá trê phi
Tổng cộng 300 cá thể cá trê phi (75,23 ± 1,6 g) được phân phối ngẫu nhiên thành 5 nhóm (mỗi nhóm được chia thành 2 phân nhóm, 30 con/phân nhóm). Nhóm đối chứng được cho ăn chế độ ăn cơ bản (D0). Các chế độ ăn D1, D2, D3 và D4 là các nhóm cá được ăn thức ăn bổ sung B. subtilis, B. amyloliquefaciens, B. cereus và B. amyloliquefaciens tương ứng. Thí nghiệm được tiến hành trong 30 ngày, sau đó các nhà khoa học tiến hành đánh giá các chỉ tiêu tăng trưởng cũng như thông số miễn dịch của cá.
Ảnh: African Catfish (Clarias gariepinus) của Ian N. White
Kết quả phân tích cho thấy trong quá trình thử nghiệm, nhóm cá D3 (B. cereus) có trọng lượng cơ thể cao nhất, tốc độ tăng trọng, tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ chuyển đổi thức ăn cũng cao hơn so với các nhóm cá còn lại. Chứng tỏ vi khuẩn Bacillus cereus giúp cá da trơn tăng trưởng tốt hơn thông qua hiệu quả sử dụng thức ăn.
Các thông số huyết học như Hemogram đo được có sự gia tăng đáng kể nhất trong D3. Miễn dịch máu của cá tốt hơn khi bổ sung B. cereus. Bạch cầu trung tính và số lượng tế bào đơn nhân không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm thử nghiệm.
Các hàm lượng enzym chống oxy hóa và tiêu hóa huyết thanh đạt cao nhất trong cá D3 và thấp nhất trong D0. Sau 15 ngày, các thông số miễn dịch không đặc hiệu được nhận thấy tăng lên rõ rệt trong chế độ ăn có bổ sung probiotic cho cá so với nhóm đối chứng.
Sau 30 ngày, các thông số miễn dịch có ý nghĩa cao nhất đã được quan sát thấy ở nhóm cá D3; trong khi D1 và D2 không có sự khác biệt đáng kể về hoạt tính lysozyme trong huyết thanh, nitric oxide và kháng thể IgM so với nhóm đối chứng D0.
Tỷ lệ sống của cá trê phi C. gariepinus khi được gây nhiễm thực nghiệm với vi khuẩn Aeromonas sobria cao nhất trong nhóm cá bổ sung probiotics D3, D2, D4 và sau đó D1. Chứng tỏ Bacillus aureus thật sự hoạt động hữu hiệu giúp cá tăng cường vơi khả năng đề kháng bệnh.
Kết luận
Từ các kết quả báo cáo cho thấy đối với hoạt động sống và sức khỏe của cá da trơn thật sự hiệu quả khi bổ sung Probiotics từ nhóm vi khuẩn Bacilllus. Tuy nhiên có nhiều loài đơn chủng đạt hiệu quả rất cao cần được nghiên cứu và phân lập để giá trị sử dụng của chúng được đảm bảo.
Trong số các loài vi khuẩn Bacillus đơn chủng hiệu nay được sử dụng trên thị trường thì việc bổ sung chế độ ăn uống với vi khuẩn đơn Bacillus cereus có hiệu suất cao nhất đối với cá da trơn. Chúng giúp cá tăng trưởng nhanh đồng thời tăng cường khả năng đề kháng với bệnh. Qua đó cung cấp một kiến thức hữu ích cho công tác lựa chọn và tìm kiếm những chủng thuộc nhóm Bacillus sử dụng cho ngành thủy sản thế giới và Việt Nam.
Báo cáo tiếng anh được đăng trên: https://www.researchgate.net