Sử dụng thảo dược trong nuôi trồng thủy sản

Việc sử dụng thảo dược trong nuôi trồng thủy sản rất có tiềm năng thay thế cho thuốc kháng sinh hay thuốc tăng cường miễn dịch và nhiều công hiệu khác.

Thảo dược
Sử dụng thảo dược trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: sohma.org

Thảo dược trong nuôi trồng thủy sản  

Hiện nay, thảo dược đã trở thành mối quan tâm của nhiều lĩnh vực, trong đó chúng là chủ đề nghiên cứu của nhiều quốc gia trên toàn cầu trong lĩnh vực thủy sản, như Ai Cập, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Iran, Hàn Quốc, Mexico, Nigeria và Thái Lan, Việt Nam... Thảo dược (cây dược liệu) có thể là từ lá, vỏ, củ, rễ, hạt, cây thân cỏ và dây leo. Chúng là nguồn nguyên liệu thực vật giàu hoạt chất sinh học, có thể được sử dụng nguyên chất hay được ly trích và cũng có thể được sử dụng làm mẫu cho quá trình sản xuất thuốc tổng hợp.  

Hiện nay, việc sử dụng các chất chiết xuất thảo dược đang được quan tâm tìm hiểu để sử dụng hiệu quả trong hoạt động nuôi trồng thủy sản. Chất chiết xuất thảo dược được ghi nhận như liệu pháp thay thế một số loại thuốc và hóa chất trong ngành nuôi trồng thủy sản. Thảo dược có chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học, phổ kháng khuẩn rộng đối với nhiều tác nhân gây bệnh, có tác dụng hiệp đồng mà không gây ra hiện tượng kháng khuẩn. Nguyên liệu thảo dược thô có sẵn tại địa phương nên ít tốn kém, dễ chuẩn bị và phân hủy sinh học mà không có tác động bất lợi cho môi trường. Bên cạnh đó, thảo dược còn có nhiều ưu điểm như dễ chuẩn bị, không tốn nhiều chi phí, không ảnh hưởng đến môi trường. Thảo dược mang lại hiệu quả phòng bệnh cao do dễ hấp thu, ít tác dụng phụ trong quá trình điều trị bệnh, không gây độc cho đối tượng nuôi vì dễ phân hủy hơn các hợp chất tổng hợp, ít có khả năng kháng thuốc do sự đa dạng của các hợp chất chiết xuất trong thực vật. 

Theo thống kê từ các báo cáo khoa học cho thấy có hơn 250 loài thực vật được nghiên cứu ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản, trong đó có 32 bộ và 75 họ đã được báo cáo là có hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Phổ biến nhất ở bộ húng Lamiales đặc biệt ở họ húng Lamiaceae, tiếp theo là bộ đậu Fabales với họ đậu Fabaceae, bộ cúc với họ cúc Asteraceae chiếm và bộ sơ ri Malpighiales với họ diệp hạ châu Phyllanthaceae và họ đại kích Euphorbiaceae. 

Một số chức năng cơ bản của chất chiết xuất thảo dược sử dụng trong nuôi trồng thủy sản

Hoạt tính kháng vi khuẩn 

Hoạt tính kháng virus 

Hoạt tính kháng nấm 

Hoạt tính kháng ký sinh trùng  

Khả năng kích thích miễn dịch 

Kiểm soát tăng trưởng 

Thảo dược như chất chống oxy hóa  

Thảo dược như tá chất cho quá trình tạo vaccin  

Thảo dược hoạt động như yếu tố chống stress  

Thảo dược hoạt động như chất kích thích sự thành thục  

Một số hợp chất được cô lập từ thực vật có hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản

Một số hợp chất có khả năng kháng khuẩn được tìm thấy phổ biến trong thảo dược như phenol, polyphenols, alkaloids, quinones, terpenoids- steroids, lectine, polypeptides và tinh dầu. Một số hợp chất phenolics, polysaccharides, proteoglycans và flavonoid đóng vai trò chính trong việc ngăn ngừa hoặc kiểm soát quá trình lây nhiễm của nhiều tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, một số loại thảo dược có hàm lượng protein thực vật rất cao, tiềm năng tạo nguồn nguyên liệu protein trong tương lai đối với nghề nuôi trồng thủy sản. 

Alkaloids là nhóm các hợp chất thiên nhiên có chứa nitơ (N). Alkaloid được tổng hợp nhiều nhất ở thực vật, đặc biệt ở cây có hoa, loại hai lá mầm. Tuy nhiên, một cây được xem là có chứa alkaloid thì phải chứa ít nhất 0,05% alkaloid so với mẫu cây khô. Flavonoid là những hợp chất màu phenol thực vật, tạo nên màu cho rau, quả, hoa, … Phần lớn các flavonoid có màu vàng, một số flavonoid có màu xanh, tím đỏ và cũng có một số khác lại không có màu. Steroid là một loại hợp chất hữu cơ với sự sắp xếp đặc trưng của bốn vòng cycloalkane nối với nhau. Alkaloids có thể hoạt động như một chất chuyển giao hóa học hoặc điều chỉnh sinh lý. Flavonoid cũng có thể hoạt động như các chất ức chế tế bào. Nhóm Steroid được sản xuất ở các tế bào từ các sterol lanosterol (động vật và nấm) hoặc từ cycloartenol (thực vật). 

Đăng ngày 07/12/2022
Hồng Huyền @hong-huyen
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Quản lý thức ăn và dinh dưỡng cho tôm khi thời tiết xấu

Khi thời tiết xấu, như mưa lớn, bão, hoặc nhiệt độ đột ngột giảm, việc quản lý thức ăn và dinh dưỡng cho tôm trở nên cực kỳ quan trọng. Dưới đây là những yếu tố cần lưu ý để giúp tôm vượt qua giai đoạn thời tiết bất lợi mà vẫn đảm bảo được sức khỏe và tốc độ tăng trưởng.

Tôm thẻ
• 09:00 16/09/2024

Hiện tượng tôm bị đóng rong trong ao nuôi

Tình trạng tôm đóng rong khi các loại tảo và rong rêu phát triển mạnh mẽ trong ao nuôi, bám chặt vào cơ thể tôm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và giá trị thương phẩm của chúng.

Tôm bị đóng rong
• 11:15 11/09/2024

Vai trò của thức ăn tự nhiên trong nuôi tôm

Tôm là loài ăn tạp, khi được ương trong trại giống tâm vật lẫn động vật (tảo, artemia ... Do đó, trong những tháng đầu mới thả, việc bổ sung thêm thức ăn tự nhiên cho tấm bên cạnh thức ăn công nghiệp là điều rất quan trọng.

Vi tảo
• 10:16 11/09/2024

Ruột tôm có dấu hiệu xoắn

Quan sát và đánh giá sức khỏe của tôm thông qua các dấu hiệu bên ngoài và nội tạng là rất quan trọng.

Ruột tôm
• 11:17 10/09/2024

Thái Lan: Cuộc chiến với cá rô phi cằm đen xâm lấn

Trong một động thái mạnh mẽ nhằm bảo vệ hệ sinh thái nước ngọt, Thái Lan đã chính thức khởi động chiến dịch diệt trừ cá rô phi cằm đen, một loài cá ngoại lai xâm hại được cho là gây ra những tổn hại nghiêm trọng đối với hệ sinh thái và nền kinh tế thủy sản của quốc gia này.

Cá rô phi
• 10:39 16/09/2024

Bình Định hỗ trợ hơn 91 tỷ đồng cho các tàu cá trong đợt 2/2024

Vừa qua UBND tỉnh Bình Định ban hành quyết định số 3210 /QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2024 phê duyệt Đợt 02 năm 2024 các tàu cá được hỗ trợ chi phí nhiên liệu chuyến biển theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu Bình Định
• 10:39 16/09/2024

Khẩn trương phục hồi thủy sản nuôi lồng bè sau mưa, bão

Bão số 3 đã khiến hàng ngàn lồng bè nuôi thủy sản tại các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng bị thiệt hại nặng nề.

Nuôi lồng bè
• 10:39 16/09/2024

Nuôi trồng thủy sản khắc phục sau bão Yagi

Sau trận bão số 3 vừa qua, các hộ nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh ven biển phía Bắc đã phải chịu thiệt hại nặng nề, đặc biệt là những người nuôi lồng bè trên biển. Do đó, vấn đề khắc phục của ngành thủy sản sau thiên tai được cho là quan trọng nhất. Nhằm giảm thiểu thiệt hại và đảm bảo tái sản xuất bền vững.

Bão Lagi tàn phá
• 10:39 16/09/2024

Xuất khẩu tôm Ecuador có xu hướng "hạ nhiệt"

Xuất khẩu tôm của Ecuador luôn được xem là một trong những động lực chính thúc đẩy nền kinh tế quốc gia này, khi đất nước trở thành nhà cung cấp tôm lớn nhất thế giới.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:39 16/09/2024
Some text some message..