Sự kết hợp của Sodium alginate và probiotics trong nuôi cá

Nghiên cứu gần đây đưa ra một phương pháp kết hợp mới giữa Probiotics và phụ gia tăng cường tốc độ tăng trưởng và khả năng miễn dịch của cá một cách hiệu quả.

Sự kết hợp của phụ gia thức ăn và probiotics trong nuôi cá
Sự kết hợp của Sodium alginate và probiotics có lợi ích thiết thực trong nuôi cá. Ảnh: internet

Với vai trò tăng cường khả năng tiêu hóa sử dụng thức ăn của động vật thủy sản, tăng khả năng hấp dẫn của thức ăn, đồng thời giúp động vật tăng cường hệ thống miễn dịch. Các phụ gia như vitamine, acid hữu cơ ... được sử dụng phổ biến là lâu đời trong ngành công nghiệp thức ăn thủy sản. Tuy nhiên do đặc tính các tác nhân gây bệnh ngày một phát triển theo hướng khó khăn cho công tác phòng trị nên cần phải đưa ra các phương pháp mới với thành phần mới nhằm bổ sung vào thức ăn. Trong đó kết hợp giữa probiotics và phụ gia thức ăn thủy sản là một hướng đi mới mẻ. 

Sodium alginate là muối natri của axit alginic, giúp ngăn cản vi khuẩn xâm nhập và hàm lượng nước trong sản phẩm có thể được lưu giữ trong khoảng thời gian lâu hơn. 

Pediococcus acidilactici là vi khuẩn gram dương, yếm khí, có pH tối ưu là 6,2, nhiệt độ 37 – 45oC. Chúng là một probiotic tiêu hóa có khả năng thích nghi và phát triển tốt trong toàn bộ hệ thống đường ruột của động vật nuôi, tạo môi trường acid lactic trong đường ruột,  từ đó tạo môi trường bất lợi làm ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại và tiêu diệt chúng. Các nghiên cứu trước đây cho thấy Pediococcus acidilactici kích thích hoạt động của các enzyme tiêu hoá, do đó giúp cá chép hấp thu các dưỡng chất tốt hơn.

Một thử nghiệm cho ăn được tiến hành trong sáu tuần để kiểm tra ảnh hưởng của việc sử dụng chế độ ăn có bổ sung của Sodium alginate (LMWSA) và Pediococcus acidilactici MA 18/5M (PA) đối với khả năng đáp ứng miễn dịch dịch thể và niêm mạc, các thông số huyết học và hiệu suất tăng trưởng của cá chẽm Lates calcarifer giai đoạn tiền trưởng thành.

Tác dụng của Sodium alginate và Pediococcus acidilactici.

Cá chẽm có trong lượng trung bình (12,0 ± 0,2g) được cho ăn các khẩu phần thức ăn thí nghiệm như sau: 

+ Nhóm Đối chứng (chế độ ăn 1, chế độ ăn cơ bản), 

+ Nhóm ăn 5g/kg LMWSA (chế độ ăn 2), 

+ Nhóm ăn 10g/kg LMWSA (chế độ ăn 3), 

+ Nhóm ăn 0.9 × 107CFU/g PA (chế độ ăn uống 4), 

+ Nhóm ăn 5g/kg LMWSA + 0,9 × 107CFU/g PA (Chế độ ăn 5), và 

+ Nhóm cá ăn 10g/kg LMWSA + 0,9 × 107CFU/g  PA (Chế độ ăn 6). 


Kết quả cho thấy sự gia tăng đáng kể của các thông số miễn dịch bẩm sinh bao gồm lysozyme, cường độ thực bào, cường độ hô hấp cũng như đáp ứng miễn dịch niêm mạc bao gồm các hoạt động lysozyme và thực bào cũng tăng đáng kể ở nhóm bổ sung kết hợp Sodium alginate và Pediococcus acidilactici so với nhóm đối chứng. Sự kết hợp này dẫn đến đáp ứng miễn dịch cao hơn rõ rệt nhóm với đối. Số lượng hồng cầu và bạch cầu tăng đáng kể khi dùng Sodium alginate và Pediococcus acidilactici đơn lẻ hoặc kết hợp so với nhóm chứng (P <0,05). 

Sử dụng Pediococcus acidilactici đơn lẻ và bổ sung kết hợp của 5g/kg Sodium alginate giúp làm gia tăng đáng kể hiệu suất tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn thức ăn của cá so với các nhóm thử nghiệm khác (P<0,05). Điều này chứng tỏ liều lượng thích hợp khi bổ sung sodium alginate vào thức ăn sẽ giúp cơ thể cá tăng trưởng tốt hơn.

Những kết quả này chỉ ra rằng việc kết hợp sodium alginate và Pediococcus acidilactici là một biện pháp kết hợp hoàn hảo. Hai nguồn nguyên liệu này có thể được sử dụng làm chất phụ gia thức ăn có lợi và chất kích thích miễn dịch cá một cách hiệu quả. 

Nghiên cứu trên giúp chúng ta có cái nhìn nhận mới hơn khi sử dụng các nguồn nguyên liệu là chất phụ gia. Qua đó đưa ra một loại probiotics hữu hiệu có thể kết hợp với sodium alginate nhằm tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên và gia tăng tốc độ tăng trưởng của cá nuôi. 

Đăng ngày 18/06/2018
TRỊ THỦY Lược dịch
Nguyên liệu

Thức ăn tự chế cho cá cảnh: Đơn giản và hiệu quả

Việc nuôi cá cảnh không chỉ là sở thích mà còn là một cách thư giãn, giúp kết nối con người với thiên nhiên. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để nuôi cá cảnh khỏe mạnh chính là chế độ dinh dưỡng.

Cá cảnh
• 10:23 20/01/2025

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:25 24/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 18:04 22/01/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 18:04 22/01/2025

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 18:04 22/01/2025

Vai trò dinh dưỡng của thủy sản trong bữa ăn hằng ngày và lợi ích bất ngờ

Thủy sản từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ ăn của nhiều gia đình. Với sự phong phú về chủng loại và giá trị dinh dưỡng, các món ăn từ thủy sản không chỉ ngon miệng mà còn mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe.

Thủy sản
• 18:04 22/01/2025

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:04 22/01/2025
Some text some message..