Sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh xuất huyết trên cá tra nuôi thâm canh ở ĐBSCL

Hiện nay, cá trá (Pangasianodon hypophthalmus) là một trong những đối tượng cá nuôi nước ngọt chủ lực, cung cấp thực phẩm trong nước và là mặt hàng xuất khẩu thủy sản quan trọng của Việt Nam.

do thi khang sinh tren ca tra

Biều đồ: Tỷ lệ phần trăm kháng thuốc kháng sinh của các chủng vi khuẩn Aeromonas spp., gây bệnh xuất huyết trên cá tra.

Ghi chú: Ampicillin (AM/10µg), amoxicillin+clavulanic acid (AMC/20/10µg), cefazoline (CEZ/30µg), cefalexine (CN/30µg), florfenicol (FFC/30µg), tetracycline (TE/30µg), doxycycline (DO/30µg), flumequine (FM/30µg), ciprofloxacin (CIP/30µg), streptomycin (SM/10µg), trimethoprime+sulfamethoxazol (SXT/1,25/23,75µg).

Tuy nhiên, do sự chuyển đổi nhanh chóng từ nuôi quảng canh sang thâm canh, diện tích nuôi ngày một mở rộng nên vấn đề ô nhiễm môi trường và dịch bệnh xảy ra ngày càng nhiều. Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, bệnh xuất huyết là một trong những bệnh có tần số xuất hiện cao nhất trên cá tra nuôi thâm canh và đã gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Tác nhân gây bệnh là nhóm vi khuẩn di động Aeromonas spp. bao gồm vi khuẩn Aeromonas hydrophila, A. sobria và A. caviae. Trong đó, vi khuẩn Aeromonas hydrophila được xem là loài gây bệnh cho cá nước ngọt quan trọng nhất. Vi khuẩn này gây bệnh xuất huyết (đỏ mỏ đỏ kỳ) trên cá tra, basa và nhiều loài cá nuôi khác. Để hạn chế thiệt hại do các bệnh vi khuẩn, nhiều loại thuốc kháng sinh đã được người nuôi cá tra sử dụng. Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh quá mức, không đúng qui định, có thể tác động đến môi trường, hệ sinh thái. Kháng sinh còn có thể tồn lưu trong môi trường nuôi hoặc thậm chí để lại dư lượng trong sản phẩm thủy sản dẫn đến hiện tượng kháng kháng sinh của các loài gây bệnh trên cá.

Chính vì thế, người nuôi cá không những chỉ nắm vững kiến thức về đặc điểm vi khuẩn gây bệnh, biện pháp chẩn đoán và phòng bệnh (như trong bản tin UV-001) mà còn phải có kiến thức cơ bản về tính chất của một số hóa chất và thuốc dùng trong thủy sản. Đặc biệt, người nuôi cá phải biết cách chọn đúng loại kháng sinh cho từng tác nhân vi khuẩn gây bệnh, cách sử dụng kháng sinh và dùng kháng sinh khi thật cần thiết nhằm hạn chế sự kháng thuốc, giảm chi phí điều trị và đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Trong bài viết này sẽ trình kết quả làm kháng sinh đồ của 42 chủng vi khuẩn Aeromonas spp. (gây bệnh xuất huyết trên cá tra ở ĐBSCL) trên 11 loại kháng sinh. Kết quả làm kháng sinh đồ được trình bày ở trên.

Ở Việt Nam, thuốc kháng sinh chloramphenicol bị nghiêm cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản vì có độc tính rất mạnh và là nguyên nhân gây ra hiện tượng thoái hóa tủy xương. Tuy nhiên, dẫn xuất florinated của kháng sinh này là florfenicol được Cục Quản Lý Dược Phẩm và Thực Phẩm Hoa Kỳ (gọi tắt là FDA) cho sử dụng trong một số ngành chăn nuôi công nghiệp, bao gồm ngành nuôi trồng thủy sản. Kết quả làm kháng sinh đồ cho thấy, đa số vi khuẩn gây bệnh xuất huyết cá tra (hơn 87% số chủng vi khuẩn) nhóm vi khuẩn Aeromonas spp. nhạy với florfenicol.

Nhóm kháng sinh tetracyclines bao gồm tetracycline, oxytetracycline, clortetracycline, doxycycline, ... có phổ hoạt động rất rộng, là kháng sinh ức chế vi khuẩn ở nồng độ thấp và diệt khuẩn ở nồng độ cao. Trong kết quả này cho thấy hơn 81% số chủng vi khuẩn Aeromonas spp. nhạy với doxycycline. So với docyxycline, tetracycline đã giảm tác dụng chỉ còn 58% số chủng vi khuẩn nhạy. Khi sử dụng kháng sinh nhóm tetracycline để điều trị bệnh thì không nên kết hợp với ampicillin, erythromycin, colistin, ... vì như thế sẽ gây ra tác dụng đối kháng làm giảm tác dụng của thuốc kháng sinh nhóm này. Nhiều nghiên cứu cho rằng sự kháng thuốc kháng sinh nhóm tetracycline và trimethoprime+sulfamethoxazol có liên quan đến việc sử dụng thuốc kháng sinh này trước đây quá rộng rãi và phổ biến để phòng trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản. Do đó, người nuôi cá tr chỉ sử dụng kháng sinh để trị bệnh cho cá khi thật cần thiết.

Nhóm kháng sinh beta-lactam bao gồm amoxicillin, ampicillin, cefazoline, cefalexine, ... là loại kháng sinh có phổ kháng khuẩn hẹp, chủ yếu có tác dụng trên vi khuẩn Gram dương và một số ít loài vi khuẩn Gram âm. Do màng tế bào của vi khuẩn Gram âm có tỉ lệ lipid cao nên nó kỵ nước, còn nhóm beta-lactam phải khuếch tán qua các ống dẫn protein nằm trên bề mặt màng. Mặt khác, đa số vi khuẩn Aeromonas spp. gây bệnh trên cá travi khuẩn Gram âm. Do đó, trong kết quả làm kháng sinh đồ (Hình 1) cho thấy hầu hết vi khuẩn Aeromonas spp. kháng với kháng sinh ampicillin, cefazoline và cefalexine. Thậm chí, vi khuẩn Aeromonas spp. gây bệnh trên cá tra đã kháng tự nhiên (kháng bẩm sinh) với ampicillin  (kháng 100%). Mặc dù, amoxicillin đã kết hợp với acid clavulanic nhằm mở rộng hoạt phổ của nhóm kháng sinh này, ức chế vi khuẩn tiết ra men beta-lactamaz, nhưng tỉ lệ nhạy của amoxicillin đã kết hợp với acid clavulanic cũng chỉ đạt 51%. Nhìn chung, không nên sử dụng nhóm thuốc này để trị bệnh xuất huyết do vi khuẩn Aeromonas spp.

Nhóm kháng sinh quinolone bao gồm: ciprofloxacin, enprofoxacin, flumequin, ... là nhóm kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn, tác dụng ức chế tổng hợp DNA. Ở nước ta, đa số thuốc kháng sinh trong nhóm này cấm sử dụng trong thủy sản. Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy ciprofloxacin còn nhạy (88,1%). Tuy nhiên, tính nhạy của flumequine với vi khuẩn Aeromonas spp. đã giảm nhiều (chỉ còn 67% số chủng vi khuẩn nhạy). Ngoài ra, đa số vi khuẩn này đã kháng hoặc nhạy trung bình với streptomycin.

Tóm lại, hiện tại có thể dùng thuốc kháng sinh florfenicol hoặc doxycycline để trị bệnh xuất huyết do vi khuẩn Aeromonas spp. trong trường hợp cần thiết.

 

UV Việt Nam
Đăng ngày 23/02/2012
Thạc sỹ T.T.Dung
Kỹ thuật

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 11:20 19/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 09:46 16/04/2024

Nước ao nuôi bị xanh đen xử lý thế nào đơn giản và đạt hiệu quả cao

Làm thế nào để xử lý nước ao nuôi bị màu xanh đen một cách hiệu quả và nhanh chóng là một vấn đề mà hầu như tất cả người chăn nuôi thủy sản đều quan tâm. Mỗi khi nước ao trong quá trình nuôi trở nên xanh đen, đó là dấu hiệu cho thấy các điều kiện môi trường đang không còn ổn định.

Nước ao nuôi
• 08:00 15/04/2024

Làm thế nào để hiệu quả việc tăng kiềm trong ao tôm?

Độ kiềm là thông số rất quan trọng, góp phần vào một trong những yếu tố quyết định thành công của vụ nuôi, bởi độ kiềm có liên quan trực tiếp đến độ ổn định của pH nước và hoạt động lột xác của tôm. Việc hiểu và kiểm soát hiệu quả, đúng lúc tính kiềm trong ao sẽ giúp hoạt động nuôi tôm của bà con trở nên dễ dàng hơn.

Độ kiềm
• 09:50 12/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 06:12 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 06:12 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 06:12 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 06:12 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 06:12 20/04/2024