Sự phát triển vi sinh vật trong ao tôm với khả năng bùng phát dịch bệnh EMS

Nghiên cứu này của các nhà khoa học Đài Loan là báo cáo đầu tiên báo cáo mối tương quan giữa vi khuẩn trong đường ruột tôm và trong môi trường nước khi bệnh hoại tử gan tụy cấp AHPND xảy ra.

Sự phát triển vi sinh vật trong ao tôm với khả năng bùng phát dịch bệnh EMS
Có mối tương quan giữa vi khuẩn trong đường ruột tôm và trong môi trường nước khi bệnh hoại tử gan tụy cấp AHPND xảy ra

Bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) (trước đây là hội chứng chết sớm) là một bệnh trên tôm có tỷ lệ chết rất cao đang phổ biến ở các vùng nuôi. Mặc dù AHPND được biết đến là do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh lưu trữ plasmid liên quan đền gen gây độc PirABvp, nhưng vẫn chưa nghiên có cứu tác động của các thay đổi trong vi sinh vật giữa môi trường ao nuôi và hệ đường ruột của tôm.Cung cấp những thông tin rất hữu ích cho việc phát triển hệ thống cảnh báo sớm vi khuẩn và các sản phẩm probiotic cho ao nuôi tôm để quản lý hiệu quả hơn ao nuôi tôm và để giảm thiểu sự bùng nổ AHPND.

Thí nghiệm

Nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học người Đài Loan tiến hành thu thập 62 mẫu nước từ ao nuôi trong giai đoạn phát triển AHPND từ ngày 23 đến Ngày 37 sau khi thả tôm thẻ chân trắng và giải mã trình tự các gen bằng 16S rRNA với công nghệ Illumina. Các vi sinh vật trong nước của ao nuôi tôm và trong dạ dày tôm đã trải qua sự thay đổi khác nhau trong giai đoạn này (từ khi bình thường đến khi nhiễm AHPND).

Kết quả

Các phân tích bản sao của PirABvp cho thấy giai đoạn đặc biệt của sự thay đổi các vi sinh vật trong  đường ruột tôm liên quan đến AHPND. AHPND làm thay đổi rõ rệt sự đa dạng vi khuẩn trong dạ dày; nó đã làm giảm chỉ số Shannon xuống 53,6% trong khoảng 7 ngày, chuyển nhóm vi khuẩn Vibrio Bacilloplasma candidatus thành quần thể chiếm ưu thế trong đường ruột tôm và làm thay đổi tính liên kết giữa các nhóm vi khuẩn. Các loài Vibrio gây ra AHPND  đồng thời xuất hiện với một số thành viên bản địa trong ruột, sau đó gắn kết với Bacilloplasma candidatus và cả Cyanobacteria.

Cấu trúc và hoạt động của cộng đồng vi khuẩn trong nước ao rõ ràng khác với trong giai đoạn đầu lấy mẫu, cho thấy quá trình phát triển đa dạng của vi sinh vật trong các môi trường khác nhau. Tôm có thể có chứa một số vi khuẩn kỵ khí (như Desulfobacterales và Caldilineales) với độ phong phú cao hơn nhiều so với môi trường nước. Sự thay đổi dần dần trong hệ vi sinh đường ruột tôm có thể là do mật số vi khuẩn thay đổi từ thức ăn và môi trường nước bên ngoài cùng với tôm bị nhiễm bệnh.

Kết quả này tiết lộ thêm rằng khi tôm bị bệnh AHPND, khả năng chọn lọc vi khuẩn trong ruột giảm rõ rệt, do đó quá trình chọn lọc tự nhiên có liên quan đến các yếu tố môi trường nước bên ngoài trở nên quan trọng hơn để hình thành hệ vi khuẩn đường ruột. Sự thay đổi liên tục của hệ vi sinh vật từ tình trạng khoẻ mạnh đến tình trạng bệnh tật trong ruột tôm sẽ là quá trình phổ biến nhất của vi sinh vật đường ruột khi tôm bệnh.

vi khuẩn trong môi trường nước nuôi tôm, vi khuẩn trong đường ruột tôm. bệnh tôm, tôm khỏe, tôm bệnh

Sự gia tăng của quần thể vi khuẩn (82 OTUs) phân bố trong các mẫu nước trong ao (PS), tôm khỏe mạnh dạ dày (C), và tôm bị ảnh hưởng bởi AHPND (D).

Kết luận

Nghiên cứu này đã tiến hành giải trình tự 16S rRNA dựa trên mẫu vi khuẩn được lấy mẫu từ những con tôm khỏe mạnh và tôm bị AHPND, cũng như nước trong ao, và cung cấp những hiểu biết mới về sự thay đổi của các vi sinh vật trong dạ dày tôm và trong nước ao nuôi. Nghiên cứu tiết lộ thêm rằng khi tôm bị bệnh AHPND, khả năng chọn lọc vi khuẩn trong ruột giảm rõ rệt, do đó quá trình chọn lọc tự nhiên có liên quan đến các yếu tố môi trường nước bên ngoài trở nên quan trọng hơn để hình thành hệ vi khuẩn đường ruột. Sự thay đổi liên tục của hệ vi sinh vật từ tình trạng khoẻ mạnh đến tình trạng bệnh tật trong ruột tôm sẽ là quá trình phổ biến nhất của vi sinh vật đường ruột khi tôm bệnh.

Các kết quả cung cấp những thông tin rất hữu ích cho việc phát triển hệ thống cảnh báo sớm vi khuẩn và các sản phẩm probiotic cho ao nuôi tôm để quản lý hiệu quả hơn ao nuôi tôm và để giảm thiểu sự bùng nổ AHPND.

Xem chi tiết

Đăng ngày 25/09/2017
TRỊ THỦY Lược dịch
Dịch bệnh

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 11:11 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 11:11 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 11:11 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 11:11 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 11:11 25/11/2024
Some text some message..