Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
Sứa ma khổng lồ (Stygiomedusa gigantea) là một sinh vật biển bí ẩn. Ảnh: artstation.com

Dù vậy, có một loài sứa được biết đến với cái tên là Stygiomedusa gigantea luôn khiến nhiều người hiếu kỳ về vẻ đẹp của chúng bởi tần suất xuất hiện của loài sứa khổng lồ này vô cùng hiếm hoi.

Sứa ma khổng lồ được mệnh danh là “quái vật biển sâu”

Sứa ma khổng lồ (Stygiomedusa gigantea) thường được gọi là thạch ma khổng lồ, đây là loài duy nhất trong chi đơn loài sứa biển sâu (Stygiomedusa) thuộc họ Ulmaridae. Loài sứa này có phạm vi phân bố rộng khắp, chỉ trừ Bắc Băng Dương.

Theo nhiều tài liệu, Stygiomedusa gigantea được cho là một trong những loài sứa lớn nhất hành tinh và có khả năng là một trong những loài động vật không xương sống săn mồi lớn nhất trên thế giới. Điều này không quá khó hiểu bởi những con sứa ma khổng lồ sở hữu kích thước to lớn đáng kinh ngạc, cụ thể chúng có chiều ngang hơn 1m và các xúc tu có thể dài hơn 10m.

Một trong những điểm đặc biệt của loài sứa này là dù có thân hình ngoại cỡ, chúng được nhiều người nhận xét dí dỏm rằng chúng có sở thích ăn kiêng bởi thức ăn thường ngày của chúng là những  loài cá nhỏ và sinh vật phù du.

Chúng được phát hiện ở những nơi sâu thẳm nhất của tất cả đại dương trên thế giới. Dù có độ phân bố rộng lớn như thế, nhưng việc quan sát và tiếp cận loài sứa này chưa bao giờ là dễ dàng hay không muốn nói là gần như bất khả thi. Theo Viện nghiên cứu thủy sinh Vịnh Monterey (MBARI) thì việc nhìn thấy sinh vật này có tỷ lệ cực kỳ hiếm. Nguyên nhân là vì nó thường sống quá xa nơi con người hoặc tàu ngầm từ xa có thể đến gần.

Sứa maStygiomedusa gigantea luôn khiến người ta tò mò về danh tính thực của chúng. Ảnh: mbari.org

Tóm lại, bắt nguồn từ tập tính sống ở độ sâu lên đến hàng nghìn mét lại thêm kích thước khổng lồ và khả năng “thoắt ẩn thoắt hiện” của mình, sứa ma khổng lồ được đặt cho một biệt danh là “quái vật biển sâu”. Không chỉ vậy, khi biết đến kỹ năng săn mồi “bằng tay” của loài sứa này thì chúng ta càng thêm tin chúng đúng là quái vật dưới đại dương.

Loài sứa với vẻ đẹp mê hoặc có sở thích “mai danh ẩn tích”

Sứa ma khổng lồ là loài dễ dàng khiến con người bị “hút hồn” trước vẻ đẹp và kích thước có phần vô thực của chúng. Song, ẩn sau vẻ đẹp đó lại là một kẻ săn mồi tai ba. Loài sứa khổng lồ này có khả năng bắt mồi bằng tay; cụ thể, chúng sẽ sử dụng cánh tay ở gần miệng để gài bẫy con mồi không may và kéo chúng vào miệng rồi tiêu hóa chúng.

Phần lớn thời gian, Stygiomedusa gigantea tự ẩn mình trong màn đêm tối nơi biển sâu mà đặc điểm duy nhất để phát hiện ra chúng chính là ánh sáng mờ nhạt được phát ra từ cái đầu của chúng. Đây là trở ngại rất lớn khiến nhiều nhà nghiên cứu không thể tiệm cận loài sứa khổng lồ này. Được biết, trong hàng nghìn lần lặn tàu ngầm của MBARI thì chỉ có chín lần họ phát hiện và quan sát được chúng.

Đến nay, theo nhiều nhà khoa học thì sứa ma khổng lồ vẫn còn là một sinh vật biển rất mới bởi những thông tin về loài sứa này còn vô cùng hạn chế. Có thể nói, dù đã được phát hiện từ năm 1899, nhưng chúng ta chỉ nhìn thấy được chúng có khoảng 100 lần. Quả thực, đây là một con số quá khiêm tốn để có thể tìm hiểu và đánh giá loài sứa có tung tích bí ẩn này.

Đăng ngày 25/02/2024
Nguyệt Hoa @nguyet-hoa
Thế giới

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Thủy sản Việt Nam tiếp tục nhận tín hiệu tốt từ Mỹ

Thủy sản Việt Nam trong đó có sản phẩm tôm tiếp tục nhận được tin khả quan khi xuất khẩu sang thị trường trường Mỹ.

Chế biến tôm
• 11:10 24/10/2023

Khó xác định chính xác sản lượng xuất khẩu tôm của Trung Quốc

Theo cập nhật mới nhất từ Vasep, sản lượng xuất khẩu của tôm Trung Quốc đủ lớn để xứng đáng với cái tên nhà sản xuất lớn nhất thế giới.

Sản lượng tôm
• 10:08 23/10/2023

Chế phẩm men vi sinh PONDTOSS™ xử lý môi trường nuôi thủy sản

Chế phẩm vi sinh vật PondToss™ hay Men vi sinh PondToss™ là sản phẩm thuộc thương hiệu Keeton - Mỹ, đạt Tiêu chuẩn Tepbac và được Tepbac phân phối chính thức trên thị trường Việt Nam.

Pondtoss
• 15:33 15/05/2024

Tép Bạc đưa thức ăn tôm đạt chứng nhận ASC đầu tiên tại châu Á về Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn cho tôm đạt chứng nhận ASC đầu tiên tại Châu Á ở Việt Nam.

Thức ăn tôm Thái Union
• 15:33 15/05/2024

Cách nâng kiềm trong ao nuôi tôm nước ngọt

Trong việc quản lý ao nuôi nước ngọt, việc duy trì mức độ kiềm phù hợp là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sức khỏe và phát triển của tôm. Tuy nhiên, đối với nhiều người nuôi, việc duy trì mức kiềm trong ao nước có thể là một thách thức. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá các phương pháp hiệu quả để nâng cao mức độ kiềm cho ao nước ngọt, giúp tạo ra môi trường sống lý tưởng cho tôm nuôi.

Ao nuôi tôm
• 15:33 15/05/2024

Tôm chậm cứng vỏ do nguyên nhân gì?

Trong các ao nuôi, quá trình lột xác của tôm không chỉ là một sự kiện tự nhiên mà còn là một biểu hiện rõ ràng về sự phát triển và sức khỏe của chúng. Tuy nhiên, mặc dù đã lột xác tôm vẫn không thể nhanh chóng cứng vỏ, tạo ra một tình trạng đầy lo lắng và bất ổn.

Tôm thẻ
• 15:33 15/05/2024

Giảm thiểu các chi phí cho vụ nuôi mới

Nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm, luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến động về giá cả. Do vậy, việc tối ưu hóa chi phí sản xuất đóng vai trò then chốt trong việc gia tăng lợi nhuận và đảm bảo sự bền vững cho vụ nuôi. Làm thế nào để giảm thiểu các chi phí ở vụ nuôi mới? Bà con cùng tìm hiểu nội dung trong bài viết này nhé

Tôm thẻ chân trắng
• 15:33 15/05/2024