Suy giảm và phục hồi ở tôm sú

Gần đây, với những tiến bộ vượt bậc trong di truyền của tôm sú (Penaeus monodon) đang dẫn đến sự khôi phục ấn tượng của loài này ở nhiều vùng.

Tôm sú
Tôm sú. Ảnh: thefishsite.com

Những thay đổi của ngành tôm sú 

Tại Diễn đàn Tôm Toàn cầu, Phó chủ tịch cấp cao của CP Foods (CPF – một tập đoàn của Thái Lan với các hoạt động trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, chế biến và thương mại) đã có bài phát biểu về số phận của ngành tôm sú và nêu lên lý do cho sự phục hồi của ngành sau khi hai thập kỷ suy giảm. 

Nghề nuôi tôm bắt đầu ở châu Á với loài tôm sú vào khoảng năm 1985, có nguồn gốc từ tôm bố mẹ và tôm giống hoang dã. Tuy nhiên, nó bắt đầu bị thay thế bởi tôm thẻ chân trắng nhập khẩu (Litopenaeus vannamei) do sự di truyền ở tôm sú kém, dẫn đến tốc độ tăng trưởng và kích cỡ có phần suy giảm. 

Tôm bố mẹTôm sú bố mẹ. Ảnh: thefishsite.com

Đến năm 2002 nghề nuôi tôm sú dần đi xuống đã dẫn đến nhiều sự thay đổi. Bằng cách đưa tôm thẻ chân trắng vào hệ thống nuôi trồng vì chúng đã được thuần hóa, chúng đã dần lấp đầy những thiếu sót của tôm sú và trở nên phổ biến. Một số công ty, bao gồm CP bắt đầu nghiên cứu đến việc thuần hóa tôm sú. 

Công việc thuần hóa chúng gặp phải rất nhiều thử thách so với dự đoán. Vì phải mất 8 thế hệ mới có thể chọn lọc được. Để thiết lập một chương trình SPF (giống sạch bệnh), CP phải đảm bảo nguồn giống sạch, mang lại càng nhiều biến thể di truyền càng tốt từ phạm vi của loài. Sau khi thuần hóa mất 8 - 9 năm, mới có thể bắt đầu việc tuyển chọn tại trung tâm nhân giống. Ở thế hệ thứ 14, họ đã có thể lập biểu đồ về tỷ lệ sống sót đã tăng từ khoảng 30% lên 85% như thế nào. 

Nhân giống tômChương trình nhân giống tôm sú của CP đã chứng kiến ​​tỷ lệ sống tăng từ khoảng 30% lên 85%. Ảnh: thefishsite.com

Những quốc gia đã tận dụng các dòng tôm sú mới được thuần hóa gồm có Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, Malaysia, Bangladesh và Madagascar, CP ghi nhận tốc độ tăng trưởng của loài này lên đến 42% kể từ năm từ năm 2019 đến năm 2021. 

Ưu và nhược điểm 

Có khả năng chống chịu với cả EMS / AHPND (hội chứng hoại tử gan tụy cấp trên tôm) và EHP (tổn thương thành ruột, gây nên tình trạng chậm lớn thường gặp ở tôm thẻ chân trắng). 

Ở Việt Nam, Ấn Độ và Thái Lan tôm thẻ chân trắng đang có tình trạng tử vong và không phát triển tốt, việc đưa tôm sú vào nuôi là một biện pháp khả thi vì chúng có khả năng chống chịu tốt với vốn đầu tư thấp, không cần sục khí nhiều và các trang thiết bị nâng cấp như đối với tôm thẻ chân trắng. Vì thế, nhiều hộ nuôi có thể thực hiện được điều này. Bên cạnh đó, tôm sú có giá trị thị trường rất tốt. 

Những bất lợi của tôm sú bao gồm năng suất tương đối thấp và tốc độ tăng trưởng thấp hơn, nhưng CP tin rằng những điều này có thể vượt qua tôm thẻ chân trắng trong vòng 10 năm tới, khi chương trình chọn lọc phát triển sẽ có thể đuổi kịp tôm thẻ chân trắng. 

Nghiên cứu và chiến lược mới để nuôi tôm sú 

Một số trang trại của CP ở Thái Lan nơi tôm sú hoạt động đặc biệt tốt với các vụ riêng lẻ đạt tới 45g trong 115 ngày. Với mật độ nuôi thấp hơn tôm thẻ chân trắng, nhưng tỷ lệ sống và tỷ lệ chuyển đổi thức ăn rất tốt. Ở Trung Quốc, trong đó những vụ nuôi tôm thẻ chân trắng thất bại hiện đã có sự thành công với tôm sú, cho ra hiệu suất ngang ngửa các vụ nuôi ở Thái Lan và có giá thành lý tưởng hơn so với tôm thẻ chân trắng.   

Ao nuôi tômTôm sú không đòi hỏi vốn đầu tư trả trước nhiều như tôm thẻ chân trắng và có thể nuôi trong hệ thống quảng canh. Ảnh: thefishsite.com

Các nhà nghiên cứu đã phác thảo một số kỹ thuật sản xuất mới. Chúng bao gồm một hệ thống nuôi ghép trong đó tôm thẻ chân trắng được bổ sung vào ao nuôi sú sau 6 - 7 tuần sau khi thả tôm. Phải bắt đầu từ nuôi tôm sú nếu ngược lại, tôm thẻ chân trắng sẽ giết chúng. 

Một phương pháp khác là nuôi luân phiên tôm sú với tôm thẻ chân trắng để giảm tải mầm bệnh. Có 3 chu kỳ, ở chu kỳ đầu tiên sẽ thành công với tôm thẻ chân trắng nhưng sẽ dẫn đến thất bại liên tiếp ở chu kỳ 2 và chu kỳ 3, nếu đặt tôm sú thay vì tôm thẻ chân trắng trong chu kỳ 2 có thể sẽ thành công và làm giảm tải lượng mầm bệnh. Đồng thời, chu kỳ 3 lại có thể nối tiếp thành công với tôm thẻ chân trắng.  

Tiềm năng trong tương lai 

Mặc dù CP không tin rằng tôm sú có thể vượt qua mức sản xuất của tôm thẻ chân trắng trên toàn cầu, nhưng họ nhận thấy loài này có một tương lai tươi sáng trong một loạt các khu vực địa lý khi việc di truyền đã được cải thiện. 

Ngày nay, tôm sú thuần hóa đã có thể hoạt động trong ao hoặc trong trại giống một cách dễ dàng giống như tôm thẻ chân trắng. Vì vậy, chúng sẽ có thị trường ngách và sẽ tiếp tục phát triển. Đặc biệt, là khi gặp vấn đề với tôm thẻ chân trắng, bởi vì tôm sú dường như có một số thuộc tính cho phép chúng tồn tại trong khi tôm thẻ chân trắng thì không làm được điều đó.

Đăng ngày 21/10/2022
Nhất Linh @nhat-linh
Nuôi trồng

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 09:59 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 11:06 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 10:06 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 09:41 27/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:01 30/11/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 18:01 30/11/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 18:01 30/11/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 18:01 30/11/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 18:01 30/11/2024
Some text some message..