Các chất ô nhiễm hữu cơ bền lâu (POPs) bao gồm thuốc trừ sâu, chất làm chậm cháy, và polyclorinated biphenyl (PCBs) - những chất được sử dụng trước đây như một chất làm mát trong các thiết bị điện và các thành phần trước khi chúng bị cấm ở Hoa Kỳ vào năm 1979. Mặc dù chúng bị hạn chế hoặc không được sử dụng, các thành phần này tồn tại trong môi trường và cuối cùng tích tụ trong các sinh vật, bao gồm các loài thủy sản và con người. POPs gây một số tác dụng bất lợi ở người, bao gồm can thiệp vào sự phòng vệ của cơ thể chống lại các chất lạ.
Theo các nhà nghiên cứu, hầu hết 117 con cá ngừ trên thế giới được phân tích trong nghiên cứu này sẽ được coi là an toàn theo hướng dẫn tiêu dùng hiện nay. Tuy nhiên, họ ghi nhận rằng 90% cá ngừ được đánh bắt ở vùng Đông Bắc Đại Tây Dương và hơn 60% cá ngừ đánh bắt ở Vịnh Mexico có chứa các mức độ chất ô nhiễm có thể cần đưa ra các lời khuyên về sức khoẻ cho những người tiêu dùng thường xuyên và những người có nguy cơ, bao gồm cả phụ nữ mang thai hoặc những người có hệ miễn dịch bị tổn thương.
Các tác giả cũng tìm thấy các mức độ cụ thể của các chất ô nhiễm này được biết đến làm suy yếu hệ thống phòng vệ của cơ thể con người trong việc chống lại các hóa chất và chất độc. Nhóm các chất ô nhiễm này được gọi là các chất ức chế sự hoạt động (TICs). Đáng ngạc nhiên là TIC có trong tất cả cá ngừ với mức cao nhất được phát hiện lần nữa ở những nơi bị ô nhiễm nhiều nhất.
Nhà nghiên cứu Tiến sĩ Sascha Nicklisch của Scripps, người chủ trì nghiên cứu, cho biết: “Đáng ngạc nhiên, chỉ có một vài loại chất ô nhiễm được phát hiện trong cá ngừ có thông tin quy định để tính toán các khuyến cáo về chế độ ăn. Một vấn đề quan trọng được nêu ra trong nghiên cứu này là làm thế nào để hướng dẫn khoa học và chính sách về các mối nguy hiểm có thể liên quan đến các hóa chất này trong các nguồn thực phẩm của chúng ta”.
Các nhà nghiên cứu trước đây đã tìm thấy mối tương quan giữa lượng chất ô nhiễm và phần trăm mỡ cơ thể của cá vì các chất ô nhiễm tích tụ trong lipid. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu của Nicklisch đã phát hiện ra rằng mức độ các chất ô nhiễm thường liên quan chặt chẽ hơn với vị trí mà cá được đánh bắt chứ không phải là lượng chất béo trong cá.
Trong khi các nhà nghiên cứu không thể thiết lập mối quan hệ rõ ràng, dữ liệu của họ cho thấy rằng hàm lượng chất béo tự nó không phải lúc nào cũng là một dự báo đầy đủ về tổng khối lượng chất ô nhiễm có trong cá.
Nghiên cứu cho thấy rằng cần phải sử dụng vị trí đánh bắt để hướng dẫn các lựa chọn của người tiêu dùng và để giúp giảm sự tiếp xúc không chủ ý của con người đối với các chất ô nhiễm này.