Tân Châu: Hiệu quả từ mô hình nuôi cá lóc thương phẩm trong ao, sử dụng hệ thống quạt nước

Thực hiện Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiêp. Những năm gần đây nhiều hộ dân trên địa bàn thị xã Tân Châu (An Giang) đã mạnh dạn đầu tư, chuyển đổi giống cây trồng - vật nuôi phù hợp với điều kiện, thổ nhưỡng địa phương, đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, qua đó góp phần ổn định đời sống cho người nông dân. Mô hình nuôi cá lóc thương phẩm trong ao, sử dụng hệ thống quạt nước của các hộ chăn nuôi ở xã đầu nguồn biên giới Vĩnh Xương và Phú Lộc là một điển hình.

quat nuoc

Là một trong những hộ đầu tiên đưa hệ thống quạt nước về áp dụng cho ao nuôi cá của mình vào cuối năm 2015. Theo chị Nguyễn Thị Cẩm Vân, ngụ ấp 5 – xã Vĩnh Xương là người có hơn 4 năm nuôi cá lóc thương phẩm cho biết: Thời gian đầu vợ chồng chị nuôi cá tra giống, với giá cá tra bấp bênh, không có thương lái thu mua, đầu tư nhiều nhưng hiệu quả mang lại không cao. Chị bắt đầu chuyển sang nuôi thử nghiệm 2 ao cá lóc thương phẩm, với số lượng khoảng 1.500 con cá lóc giống.

Tuy nhiên, do những năm đầu, chưa có kinh nghiệm nuôi, lại rơi vào thời điểm, cá bị rớt giá nên gia đình chị Cẩm Vân gặp nhiều khó khăn. Không bỏ cuộc, vợ chồng chị tiếp tục đầu tư mở rộng mô hình nuôi cá lóc, do chịu khó làm ăn, lấy công làm lời, cùng với những thuận lợi trong chăn nuôi, khoảng 2 năm gần đây, cá lóc thương phẩm bắt đầu tăng giá trở lại; qua 6 tháng nuôi, bán lứa cá lóc đầu tiên, với trên 40 tấn cá, sau khi trừ các khoảng chi phí chị Cẩm Vân thu lãi trên 100 triệu đồng.

Chị Nguyễn Thị Cẩm Vân phấn khởi nói: “Nguồn lái bán ra cũng dễ bán lắm, giá thành hiện nay khoảng 33.000kg hoặc 34.000 đ/kg, một ao khi thu hoạch sau khi trừ giá thành, chi phí hết lãi xuất khoảng 70 triệu đồng. Nói chung, vốn chi phí 1kg là 30 ngàn đồng, nếu bán ra thị trường, thí vụ 35.000đ thì mình lời 1 tấn được 5 triệu, mà nhiều khi cái ao mình cho ăn nhằm thức ăn nó đạt, đầu tấn cao hơn thì mình lời thêm được đầu tấn nữa”.

Theo kinh nghiệm nhiều năm nuôi cá lóc của chị Cẩm Vân, nếu muốn cho cá đạt trọng lượng cao, hạn chế tỷ lệ hao hụt, người nuôi cá lóc phải biết cách quản lý nguồn nước cho tốt, phải cho nước ra, vào ao thường xuyên; lúc cá còn nhỏ cho lượng nước vào ao ít, thời gian sau cá càng lớn thì cho nước vào càng nhiều, khâu quan trọng nhất là định kỳ khoảng 15 ngày lặn lấy hết tạp chất dưới đáy ao. Nếu như không lấy tạp chất trong ao, con cá thảy ra lượng phân rất lớn, sẽ làm ô nhiễm nguồn nước, gây mầm bệnh rất cao. Ngoài việc xử lý nguồn nước, điều quan trọng nữa là phải biết cách lựa chọn thức ăn, phải cho cá ăn theo từng giai đoạn, nhất là giai đoạn cá lớn, thức ăn phải có độ đạm cao, cho ăn định kỳ mỗi ngày, để cá tăng sức đề kháng, tăng trọng lượng nhanh.

Thời gian gần đây, do tình hình thời tiết nóng bức nên lượng nước trong ao rất nóng, dẫn đến tình trạng thiếu ôxy trong nước, nhất là lượng chất thải của cá sinh ra cũng rất lớn, nhu cầu ôxy cho việc phân hủy các chất thải cũng tăng lên nên mầm bệnh trên con cá xảy ra càng nhiều, gây ô nhiễm nguồn nước, tỷ lệ hao hụt càng cao; đặc biệt là đối với hộ nuôi cá thâm canh, với mật độ nuôi lớn như hộ chị Cẩm Vân. Để khắc phục tình trạng nguồn nước trong ao, chị Cẩm Vân bắt đầu tìm tòi học hỏi kinh nghiệm, tháng 10/2015 được sự giới thiệu của các hộ nuôi cá lóc ở các tỉnh lân cận, hướng dẫn sử dụng máy quạt nước trong ao, để tăng thêm ôxy cho cá. Vợ chồng chị bắt đầu tìm đặt mua hệ thống quạt nước về đầu tư sử dụng trên các ao nuôi cá lóc của mình. Kết quả qua hơn 5 tháng đưa vào vận hành, cá phát triển tốt, mau tăng cân, hạn chế mầm bệnh.

Theo kinh nghiệm các hộ nuôi cá, hoạt động của máy quạt nước sẽ làm cho dòng nước trong ao được xáo trộn làm tăng tiết diện cho ôxy từ không khí khuyếch tán vào nước, làm cho dòng nước lưu thông không những giúp phân tán lượng ôxy đồng đều khắp trong không gian của ao từ bề mặt xuống đáy, mà còn làm dòng nước luôn luôn luân chuyển và xáo trộn nên giảm hiện tượng phân tầng nhiệt trong ao. Các yếu tố như pH, tảo, các vi sinh vật, các động thực vật phù du… trong ao cũng được phân tán đều khắp từ mặt ao xuống đáy ao.

Đánh giá về hiểu quả mô hình nuôi cá lóc thương phẩm trong ao, sử dụng hệ thống quạt nước đối với các hộ nuôi ở xã Vĩnh Xương và Phú Lộc, ông Trang Trường Nhẫn, Trưởng Trạm Khuyến nông thị xã Tân Châu cho biết: “Thực hiện Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, đối với Trạm Khuyến nông thị xã thời gian qua đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đặc biệt là mô hình nuôi cá lóc sử dụng quạt nước trong ao. Đây là một kỹ thuật tiên tiến, sử dụng quạt nước giúp cung cấp ôxy cho con cá khỏe, làm mát nước, đồng thời khuếch táng các khí độc trong môi trường nước, giúp cá ít bệnh, mau lớn”.

Cũng theo chị Nguyễn Thị Cẩm Vân đầu tư cho một ao nuôi cá lóc thương phẩm chi phí rất lớn, từ giai đoạn ươm giống đến khi xuất bán khoảng 6 tháng, với chi phí khoảng trên 400 triệu đồng. Nguồn thức ăn chủ yếu hàng ngày cho cá là thức ăn công nghiệp, mỗi ngày cho cá ăn 2 buổi, sáng và chiều; sau 6 tháng nuôi trọng lượng cá đạt khoảng 600 gam. Hiện tại 7 ao cá lóc của gia đình chị Cẩm Vân đang trong giai đoạn phát triển chuẩn bị xuất bán. Những năm gần đây, nhờ mô hình nuôi cá lóc thương phẩm trong ao mà cuộc sống gia đình chị Nguyễn Thị Cẩm Vân đã từng bước được cải thiện dần và khấm khá hơn.

Hiện toàn xã Vĩnh Xương và xã Phú Lộc có khoảng 15 hộ chăn nuôi cá lóc thương phẩm trong ao, trong đó có khoảng 06 hộ sử dụng hệ thống quạt nước trong ao, với diện tích khoảng 05 hécta. Nhờ biết nắm bắt thị trường, cách chuyển đổi mô hình làm ăn và sáng kiến kinh nghiệm trong chăn nuôi, mà nhiều hộ nông dân ở vùng đầu nguồn biên giới Tân Châu có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống, qua đó góp phần vào việc hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới về chuyển đổi cây trồng - vật nuôi theo lộ trình kế hoạch đề ra./.

An Giang, 24/05/2016
Đăng ngày 27/05/2016
Văn Phô
Nuôi trồng

Phân tích lợi ích kinh tế nuôi xa bờ so với nuôi gần bờ

Với lợi thế đường bờ biển dài và nguồn tài nguyên phong phú, Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ hai mô hình nuôi thủy sản chủ đạo: nuôi gần bờ và nuôi xa bờ. Nếu nuôi gần bờ mang lại sự thuận tiện với chi phí đầu tư thấp, thì nuôi xa bờ lại tạo cơ hội gia tăng sản lượng và giá trị xuất khẩu vượt trội.

Nuôi thủy sản xa bờ
• 09:59 04/02/2025

Các biện pháp chống trộm tôm, bảo vệ mùa vụ trong giai đoạn thu hoạch

Giai đoạn thu hoạch là thời điểm quan trọng đối với người nuôi tôm, bởi đây là lúc công sức đầu tư cả mùa vụ được đền đáp. Tuy nhiên, thời điểm này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt là nạn trộm tôm – một vấn đề khiến nhiều hộ nuôi lo lắng. Các vụ trộm không chỉ gây thiệt hại tài chính mà còn làm ảnh hưởng đến tinh thần và hiệu quả sản xuất của người nuôi. Vì vậy, áp dụng các biện pháp chống trộm và bảo vệ mùa vụ là nhiệm vụ cấp thiết.

Ao nuôi tôm
• 09:36 04/02/2025

Cá heo xanh - Giá trị và cơ hội phát triển nghề nuôi đầy tiềm năng

Cá heo xanh, hay còn gọi là cá heo vạch (danh pháp khoa học: Yasuhikotakia modesta), là một trong những loài cá đặc sản được ưa chuộng tại nhiều vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới.

Cá heo xanh
• 10:55 03/02/2025

Các giống cá lóc mới lai tạo tăng trưởng nhanh, ít bệnh, phù hợp xuất khẩu

Cá lóc, hay còn gọi là cá chuối, là một trong những loài cá nuôi phổ biến tại Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á. Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường xuất khẩu, nhu cầu về các giống cá lóc có khả năng tăng trưởng nhanh, ít bệnh và đạt chất lượng cao ngày càng tăng. Trong bài viết này, Tép Bạc sẽ giới thiệu các giống cá lóc lai tạo đột phá, đáp ứng nhu cầu nuôi trồng và xuất khẩu hiện đại.

Cá lóc
• 08:00 29/01/2025

Giải pháp để phát triển thủy sản bền vững

Phát triển thủy sản bền vững là một mục tiêu quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, đảm bảo nguồn lợi thủy sản lâu dài và nâng cao thu nhập cho ngư dân. Dưới đây là một số giải pháp chính để phát triển thủy sản bền vững.

Khai thác thủy sản
• 11:09 06/02/2025

Khó khăn trong việc phát triển thuốc đặc trị cho bệnh EHP

Bệnh EHP là loại vi bào tử ký sinh trong gan tụy của tôm, không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn ảnh hưởng lớn đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi. Dù đã có nhiều nghiên cứu và nỗ lực, việc phát triển thuốc đặc trị cho bệnh này vẫn gặp nhiều khó khăn.

Tôm
• 11:09 06/02/2025

Kiếm soát bệnh vàng mang trên tôm

Bệnh vàng mang hay còn gọi là bệnh đầu vàng (YHD - Yellow Head Virus), bệnh nhiễm giới hạn trên các loài tôm he, trong đó có tôm sú và tôm chân trắng. Bệnh thường bộc phát trên tôm nuôi từ 30 ngày tuổi trở lên, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi thất thường. Hiện bệnh chưa có thuốc điều trị cũng như phương pháp tiêm chủng hữu hiệu, gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Tôm bị vàng mang
• 11:09 06/02/2025

Đánh giá và gợi ý các sản phẩm cần thiết cho bể cá cảnh

Bể cá cảnh không chỉ là một thú vui tao nhã mà còn góp phần làm đẹp không gian sống. Để duy trì một hệ sinh thái bền vững, việc lựa chọn các sản phẩm phù hợp cho bể cá là vô cùng quan trọng. Sau đây là những sản phẩm thiết yếu giúp bạn chăm sóc bể cá một cách hiệu quả.

Bể cá cảnh
• 11:09 06/02/2025

Hiệu quả của các loại thuốc vi sinh trong phòng trị bệnh phân trắng ở tôm

Bệnh phân trắng là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế do tỷ lệ chết cao và giảm năng suất.

Tôm phân trắng
• 11:09 06/02/2025
Some text some message..