Tận diệt sông Bé

Đây là lần thứ 3 tôi chứng kiến “ngày hội” bắt cá trên sông Bé tại đập Phước Hòa, ranh giới giữa 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước.

đập nước
Mẻ chài nào cũng nặng tay

Nhẩm trên đầu ngón tay, ngày khánh thành con đập này đã hơn 4 năm nhưng mới lần thứ 3 “trẩy hội”, có lẽ đầu mùa mưa năm 2012, vụ nước đầu tiên con đập trị giá hơn 6.100 tỷ đồng này vận hành, nhiều người chưa biết đến đàn cá mót đẻ từ sông Đồng Nai ngược dòng lên nhưng gặp thác nước cao 25m do con người tạo ra đành thất thủ tập trung dựa vào nhau hòng chống đỡ với dòng nước xoáy tạo nên họng cá đặc biệt này.

Và cũng chắc chắn rằng bấy giờ chưa có ai nghĩ đến cách bắt cá đơn giản mà hiệu quả cao như vậy. Lần kéo chài nào cũng nặng tay, ít khoảng 3-4 kg, nhiều khoảng 20-25 kg, trung bình khoảng 6-7kg/chài.

Ngày 29/5, tôi bấm đồng hồ, thời gian tung chài, chờ chài chìm xuống, kéo lên, gỡ cá cộng lại đúng 7 phút, cứ 1 giờ mỗi chài kéo được 50 kg, một ngày một vị trí chài kéo được khoảng 400-500 kg cá. Ở bức tường đập tràn bằng bê tông dích dắc có đến 4 vị trí chài mà chưa kể đến hàng hàng lưới, đăng, đáy bủa dọc bủa ngang dòng sông.

Ước tính mỗi ngày ở đây có khoảng 3.000 - 4.000 kg cá cái căng trứng, cá đực căng tinh, mắt trắng dã ngơ ngác trôi vào nghìn vạn cuống họng con người. Cá bắt được cho vào ngay thùng xốp ướp đá để tỏa ra các chợ nhưng cũng có thể mua ngay tại chỗ và giá cả thì vô chừng, không kể cá gì mà phụ thuộc vào trọng lượng của chúng, nếu dưới 1 kg/con thì chỉ 20.000-30.000 đ/kg, trên 1 kg/con thì 50.000-70.000 đ/kg, trên 3 kg/con thì 100.000-120.000 đ/kg.

Hà Sơn, bạn tôi, dạy Đại học Văn Hiến mua 2 con nặng 2,5 kg giá 60.000 đ/kg. Sơn đùa, khuyến mại đi mai anh lên mua nữa, ai ngờ cô bán cá áo quần sũng nước, mặt bịt kín chỉ hở mỗi đôi mắt long lanh quẳng vào túi xốp thêm 1 con bằng với 2 con vừa cân.

Nghe tôi tính về năng suất, sản lượng đánh bắt cá, ông Mười, người đàn ông tóc lém đém bạc thoăn thoắt ngồi vá chài cười tủm tỉm: Đúng là vậy nhưng không phải ngon ăn đâu. Thời gian vãi chài, giữ chài, kéo chài đều tương đương nhau, người ta chỉ còn chạy đua thời gian gỡ cá.


Ông Mười vá chài cấp tốc ngay tại chỗ

Chính vậy nên ông phải mang theo 3 chài xơ - cua (chài phải đặt ở Đồng Nai 700.000 đ/cái), huy động con trai, con rể, con dâu 4 người đều thanh niên lực lưỡng (chưa kể ông thường trực vá chài cấp tốc tại chỗ).

“Một tấc không đi, một ly không dời” không kể mưa nắng vì còn giữ chỗ, chính vì vậy nên tuy mới 3 ngày nhưng kẽ chân “bọn nhỏ” đã bắt đầu tóe máu.

Ông Mười là Việt kiều Campuchia, năm 1973 về nước mang theo nghề chài lưới học được từ đấy. Những năm trước gia đình ông sống bằng nghề đóng đáy trên sông Bé.

“Dạo ấy tôm cá nhiều vô kể, nhất là tôm càng xanh, mỗi đêm chúng tôi bắt được vài ba chục ký, thậm chí 70 - 80 ký tôm là thường. Cũng giống như tôm càng xanh nơi khác. Nhưng tôm ở đây to khủng, mình bằng bắp tay, càng khuềnh khoàng dài 30 - 40 phân, đóng rong như đá", ông Mười cho biết.

Tôi khoe, hôm qua mới được ăn tôm càng xanh ở quán Như Quỳnh (Bình Dương) giá 650.000 đ/kg/5 con, Mười cười - Thế là không phải tôm sông Bé, vì 1 kg tôm đây chỉ 2 con, loại dạt thì cũng chỉ 3 con, Như Quỳnh vào đặt 600.000 đ mà chẳng có.

Từ ngày có hồ Thác Mơ, và nhất là khi cả 3 hồ thủy điện trên sông Bé là Thác Mơ, Cần Đơn và Srok Phu Miêng đi vào hoạt động thì tôm càng xanh trên sông Bé ít dần rồi tiệt. Tại sao lại thế? Ông Mười giải thích, đúng ra là có hồ thì tốt hơn nhưng khổ nỗi đến mùa khô cao điểm bên điện lại không chạy, sông Bé cạn khô, nước đọng lại thành từng quãng, cả làng đổ xuống sông xúc hốt, vũng nào sâu lại bị thuốc sâu. Thế là hết.

Nói rằng sông Bé có lưu vực rộng 7.650 km2, dài 300 km, lưu lượng dòng chảy 255 m3/s, có nguồn nước dồi dào nhất hệ thống sông Đồng Nai là chuyện xưa, những con số thời “sông Bé oai hùng” về trước, còn hiện nay sông Bé thực còn lại chỉ là sau bậc thang thứ 4 - đập dâng Phước Hòa đến cửa sông đổ vào sông Đồng Nai có chiều dài chỉ khoảng 70 km nằm trên địa phận tỉnh Bình Dương.

Theo quy định, mỗi đáy phải cách nhau 3 km nhưng ngay sau đập Phước Hòa, với đoạn đường chỉ khoảng 2 km tôi đã thấy 3 đáy, mỗi đáy có ít nhất 300 kg lưới giăng từ bờ bên này sang bờ bên kia. Các đáy đều phải đóng thuế cho xã, càng nhiều đáy càng tốt.

Ông Mười cho hay, mỗi năm nhà vua Campuchia cấm ngặt việc đánh bắt cá từ tháng 5 đến tháng 10, mùa cá sinh sản, nếu bất cứ ai vi phạm chẳng những bị tịch thu ngư cụ mà còn phải tù tội.


Đường dành cho cá đẻ vượt đập thành mương nước cho bò.

Đúng là không nghiêm thật. Hàng trăm hàng nghìn con người nô nức bắt cá mà chẳng ai đọc tấm bảng Quy chế đánh bắt cá đập Phước Hòa do UBND xã An Thái (huyện Phú Giáo, Bình Dương) ban hành được in xanh tươi trên tấm tôn rộng khoảng 3 m2, cố định vững chắc bằng chân thép ngay đỉnh đập.

Trong 4 điều nghiêm cấm có điều 3 - Nghiêm cấm bắt cá nơi bãi đẻ. Mười bảo - Không hiểu sao đập này dễ vào được tận đây chứ còn các đập thủy điện phía trên thì không thể mon men. Đập Phước Hòa được xây dựng bằng nguồn vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á và Cơ quan phát triển Pháp.

Các tổ chức tài chính tư bản này làm ăn khá bài bản nên buộc Cty Tư vấn thủy lợi 2 (HEC 2) phải bổ sung thiết kế đường cho cá tự vượt đập lên thượng nguồn bởi họ biết chắc rằng việc cá sinh đẻ nơi lòng hồ có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc mưu sinh của hàng vạn người, nhất là người nghèo. Thế nhưng, đã 4 mùa cá đẻ nhưng chưa ai thấy được con cá nào vượt qua được đập.

Con mương dành cho cá vượt vũ môn thành bãi tắm cho trẻ chăn bò và nơi bò thường uống nước. Cả trùng trùng lưới, vó chặn ngay cửa vào thì cả con chuồn chuồn cũng khó lọt nói chi cá. Năm 2012, năm đầu tiên ngăn đập, người dân lòng hồ Phước Hòa sướng ngây ngất, chỉ với một tay lưới dài 30 m, mua 200.000 đ thì cả năm chẳng cần mua cá.

Mà đâu chỉ cá, còn lươn, tôm, cua, hến, ếch, rắn… thứ nào cũng sẵn. Cứ tưởng nguồn lợi ấy còn mãi nhưng không ngờ kiệt đi nhanh quá. Tình, sỹ quan quân đội từng ở Sư đoàn 341 với tôi ngày trước, nay nhà ở phường 8, TX Đồng Xoài, giáp với trại giam An Phước có đến 5 cậu con trai, tết năm nào tôi cũng ghé lấy vài cân khô về ăn nhưng tết vừa qua Tình khất vì "không hiểu tôm cá rủ nhau du xuân đâu hết".

Năm 2014, Kỳ, ấp 6, xã Nha Bích (huyện Chơn Thành, Bình Phước) quyết làm giàu bằng nuôi lươn công nghiệp với nguồn thức ăn là cá lưới được từ hồ. Lúc đầu chỉ mình anh lưới, sau đó con rể cũng phải nghỉ việc để phụ bố. Ngày nào cha con anh cũng bị khan tiếng vì cố hò hét đuổi cá, be thuyền vỡ ra phải dùng thép chằng tạm vì gõ quá nhiều nhưng thành quả cũng chỉ mươi ký cá vụn chẳng bõ bèn gì đành phải mua cám công nghiệp. Hạch toán lỗ chỏng gọng, mang thêm khoản nợ, Kỳ thề độc cạch đến già.

Câu nói Trạng “thượng điền tích nước hạ điền khan” với đập Phước Hòa phải sửa lại “hạ đập bắt cá thượng đập treo (niêu)”.

Nông Nghiệp Việt Nam, 01/06/2015
Đăng ngày 03/06/2015
Quang Ngọc
Đánh bắt

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 06:30 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 06:30 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 06:30 27/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 06:30 27/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 06:30 27/11/2024
Some text some message..