Tận dụng chuồng heo cũ nuôi ấu trùng ruồi lính đen

Cô Lê Thị Mai, ấp Hòa Hưng, thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã đưa ruồi lính đen vào nuôi thử nghiệm tại chuồng heo cũ của gia đình, bước đầu thu được kết quả khả quan tạo thành mô hình nuôi khép kín.

ruồi lính đen
Tận dụng chuồng heo cũ nuôi ruồi lính đen

Năm 2019, do dịch bệnh dịch tả heo Châu Phi bùng phát làm thiệt hại lớn trên đàn heo của gia đình cô. Sau khi được người quen giới thiệu về mô hình nuôi ruồi lính đen là một sinh vật không gây hại, không mang mầm bệnh truyền nhiễm, không cần nhiều diện tích đất nhưng mang lại hiệu quả trong xử lý chất thải nông nghiệp để tạo ra nguồn thức ăn phục vụ chăn nuôi. Với diện tích 40m2 chuồng heo cũ của gia đình và 20 gam trứng ruồi lính đen được người quen cho cô đã đem về nuôi nhân giống.

Theo chân cô Mai, vào thăm khu nuôi, nhân giống và tái đàn ruồi lính đen của gia đình. Cơ sở vật chất để phát triển loài sinh vật này không quá cầu kỳ, bao gồm: bể nuôi ấu trùng được tận dụng từ chuồng heo cũ; các khay nhựa, thùng xốp đựng kén; lồng nuôi ruồi bố mẹ rộng 9m2 để phục vụ tái đàn. Lồng nuôi được thiết kế bằng vải mùng khép kín bên trong có hàng ngàn những chú ruồi lính đen chen chúc nhau. Cô cũng bố trí các giá thể bằng gỗ làm nơi để đàn ruồi chú ẩn, giao phối, sinh sản và đẻ trứng.

Vòng đời ruồi lính đen kéo dài khoảng 40 ngày và chia thành 5 giai đoạn: trứng, ấu trùng, tiền nhộng, nhộng và ruồi trưởng thành. Con trưởng thành sống khoảng 5 đến 8 ngày không ăn chỉ uống để tồn tại, khi thành ruồi sống dưới bóng cây. Giai đoạn ấu trùng được xem là thời kỳ đóng góp tốt cho việc xử lý rác thải, bởi chúng có thể phân hủy hàng tấn nông sản, chế phẩm để phát triển.

Ấu trùng (sâu canxi) thường được sử dụng để xử lý các nguồn phụ, phế phẩm hữu cơ tại nhà hoặc trại chăn nuôi, sinh khối thu được có thể sử dụng làm nguồn thức ăn giàu đạm và canxi cho vật nuôi. Ấu trùng ruồi lính đen trước giai đoạn hóa nhộng có thành phần dinh dưỡng cao gồm: 43 - 51% protein, 15 - 18% chất béo, 2,8 - 6,2% canxi, 1 - 1,2% Photpho, đủ chất dinh dưỡng làm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản. Ấu trùng ruồi lính đen được cô Mai sử dụng để làm thức ăn cho cá rô và cá trê. Ngoài ra, phụ phẩm sau khi xử lý bởi ấu trùng ruồi lính đen cô dùng bón cho đất trồng cải tạo đất trồng chanh không hạt.

Cô Mai cho biết: “Việc đầu tư nuôi ruồi lính đen không đòi hỏi về cơ sở vật chất chủ yếu là đảm bảo thức ăn, nước uống đầy đủ. Thức ăn của ruồi lính đen rất đa dạng, chủ yếu là các loại rau, củ, trái cây hư hỏng, thức ăn thừa, các loại phụ, phế phẩm trong nông nghiệp, như: xác đậu nành, cám gạo,…”

Ruồi lính đen là loài côn trùng khá mới mẻ đối với các hộ chăn nuôi trên địa bàn thị trấn Búng Tàu. Tuy nhiên chúng dễ nuôi, phát triển nhanh và đặc biệt ấu trùng đem lại giá trị kinh tế cao  vừa làm thức ăn trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, có thể sấy khô phối trộn với các chất dinh dưỡng khác làm thức ăn thay thế hoàn toàn bột cá trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, vừa được sử dụng để xử lý chất thải hữu cơ từ các hoạt động nông nghiệp hoặc sản xuất. Ngoài ra, nguồn phụ phẩm sau khi xử lý ấu trùng ruồi lính đen có thể dùng bón cho đất trồng giúp cải tạo đất tăng năng suất cây trồng.

Khuyến nông Hậu Giang
Đăng ngày 09/07/2020
Trần Thị Mai Thiện
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 01:34 03/11/2024

Chọn và thả giống tôm sú cho ao nuôi quảng canh mùa mưa

Mùa mưa là thời điểm có nhiều biến động môi trường, nên chọn và thả giống tôm sú cần được thực hiện cẩn thận để tối ưu sức khỏe và khả năng phát triển của tôm trong điều kiện khắc nghiệt. Vậy làm sao để có thể chọn và thả giống hạn chế rủi ro nhất có thể?

Tôm sú
• 01:34 03/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 01:34 03/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 01:34 03/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 01:34 03/11/2024
Some text some message..