Tận dụng cơ hội cá tra

Nối tiếp đà tăng cao của năm 2017, những tháng đầu năm 2018, cá tra tạo nên “cơn sốt” thật sự. Trong khi giá cá tra nguyên liệu vươn lên 32.000 đồng/kg (mức cao kỷ lục từ trước đến nay) thì cá tra giống cũng “đu” theo lên mức 70.000 đồng/kg. Đây là cơ hội để đưa ngành cá tra trở lại thời “hoàng kim” nếu có hướng đi phù hợp.

Tận dụng cơ hội cá tra
Cá tra đang có giá rất cao

Tiềm năng thị trường còn lớn

Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản An Giang Trần Phùng Hoàng Tuấn cho biết, năm 2017, diện tích nuôi cá tra của tỉnh đạt 832,62ha, diện tích thu hoạch 1.300ha với sản lượng 287.339 tấn, tăng 10,8% so cùng kỳ 2016. Trong đó, diện tích thu hoạch cá tra của doanh nghiệp (DN) đạt khá cao (821ha, tăng 40,3%), sản lượng đạt hơn 187.000 tấn (tăng 43,44% so cùng kỳ). Nông dân (ND) và DN ngày càng hướng đến tiêu chuẩn chất lượng cá tra khi diện tích nuôi đạt chuẩn chiếm gần 459ha, trong đó tiêu chuẩn ASC gần 95ha, chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGap đạt 363,93ha. Chất lượng cá tra được nâng lên, nhu cầu thị trường thế giới tăng là những nguyên nhân khiến giá cá tra duy trì ở mức cao (25.000-30.000 đồng/kg) xuyên suốt cả năm 2017.

Để đáp ứng nhu cầu mở rộng vùng nguyên liệu, diện tích sản xuất giống cá tra năm 2017 tăng lên 470ha (cao hơn gần 18% so cùng kỳ năm 2016), sản lượng con giống đạt hơn 1,71 triệu con, tăng đến 193,4%. Nhu cầu con giống tăng cao kéo giá cá tra bột lên 5 đồng/con, giá cá tra giống lên 55.000 đồng/kg thời điểm cuối năm 2017.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Võ Thị Thanh Vân cho biết, những tháng đầu năm 2018, thị trường cá tra sôi động khi nhiều DN tìm đến các hộ dân thu mua cá tra nguyên liệu với mức 32.000 đồng/kg, cao nhất từ trước đến nay. Nguyên nhân là do thị trường xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc, Hồng Kông, Mỹ… có xu hướng tăng. Giá cá tra giống theo đó cũng tăng mạnh.

Hiện nay, cá tra giống đạt chiều dài 2cm có giá khoảng 70.000 đồng/kg. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, diện tích thả nuôi cá tra của tỉnh hiện tăng 9,5% so cùng kỳ 2017. Trong 2 tháng đầu năm 2018, diện tích thu hoạch cá tra đạt 156ha, sản lượng 49.000 tấn, tăng 2,68%. Trước nhu cầu con giống tăng cao, tỉnh quy hoạch 706ha ương nuôi cá tra giống với sản lượng hơn 1,3 tỷ con cá bột năm 2018. Riêng 2 tháng đầu năm, diện tích ương nuôi đạt 500ha, sản lượng 256 triệu con cá bột.

“Đến nay, An Giang đã hoàn thành Đề án liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng ĐBSCL, chuyển Bộ NN&PTNT trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tỉnh đã xây dựng được 3 chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ giống cá tra 3 cấp nhằm tạo nguồn giống đạt chất lượng, đáp ứng nhu cầu thả nuôi của người dân và DN” - bà Vân thông tin.

Hỗ trợ xây dựng chuỗi liên kết bền vững

Đó là điều kiện tiên quyết để vực dậy lợi thế cá tra, vốn có tiềm năng rất lớn nhưng liên tục gặp khó khăn với cách làm manh mún, cục bộ, cạnh tranh không lành mạnh. Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Đinh Công Minh nhận định: “Thị trường luôn rộng mở, vấn đề là cá tra phải đạt chất lượng, đáp ứng hàng rào kỹ thuật, tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu. Chúng ta cần phải chớp thời cơ thuận lợi này, quyết tâm xây dựng lại chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ cá tra. Trong đó, ngoài ND và DN tham gia, cần phải có sự đồng hành của ngân hàng bằng nhiều kênh tạo vốn. Khi có sự chung tay hành động, giải pháp đồng bộ, giám sát chặt chẽ thì chuỗi liên kết sẽ bền vững”.

Đồng tình với ý kiến này, Chủ tịch UBND tỉnh Vương Bình Thạnh chỉ đạo ngành nông nghiệp tăng tốc triển khai quy hoạch vùng nuôi cá tra, hỗ trợ chứng nhận vùng nuôi đạt chuẩn và đề xuất xây dựng các chuỗi liên kết bền vững. Đối với quy hoạch 1.450ha nuôi cá tra đến năm 2020, có thể triển khai sớm hơn để chớp lấy thời cơ thị trường đang thuận lợi.

“Tôi có đi thăm vùng nuôi cá tra nguyên liệu rộng 40ha của một ND ở xã Mỹ Phú (Châu Phú). Đây là vùng nuôi gia công cho Công ty Cổ phần Viễn Đông (TP. Cần Thơ) và Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (Đồng Tháp). ND này vừa thu hoạch 2.000 tấn cá tra, bán với giá 32.000 đồng/kg, hiện còn 8.000 tấn chuẩn bị thu hoạch. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận lên đến 12.000 đồng/kg. Vấn đề đặt ra là trong khi các DN ngoài tỉnh đến An Giang liên kết xây dựng được vùng nguyên liệu tốt thì nhiều DN thủy sản trong tỉnh vẫn gặp khó về nguyên liệu chế biến. Qua trao đổi, ND này mong muốn tỉnh hỗ trợ để xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao rộng 350ha, tập trung vào liên kết sản xuất - tiêu thụ cá tra quy lớn, giúp giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Đây là hướng đi mà ngành nông nghiệp cần sớm thực hiện” - Chủ tịch UBND tỉnh Vương Bình Thạnh chỉ đạo.

Báo An Giang
Đăng ngày 16/03/2018
Ngô Chuẩn
Kinh tế

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu: “Cú hích” hay rào cản cho ngành thủy sản Việt Nam?

Vào cuối năm 2024, thông tin về việc Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu đã thu hút sự chú ý lớn từ ngành thủy sản toàn cầu. Là một trong những thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, Mỹ không chỉ mang lại doanh thu khổng lồ mà còn là điểm tựa giúp nâng cao giá trị và thương hiệu cho tôm Việt.

Tôm thẻ
• 10:15 10/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 11:08 03/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 13:06 20/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:06 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 13:06 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 13:06 20/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 13:06 20/12/2024
Some text some message..