Tận dụng thế mạnh từ con tôm sinh thái

Đến nay, toàn huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau có 4.500 hộ thực hiện mô hình nuôi tôm sinh thái với diện tích 17.805ha, phấn đấu đến cuối năm nay diện tích nuôi tôm sinh thái đạt 18.810ha.

Nuôi tôm sinh thái
Cà Mau tiếp tục nhân rộng và phát triển mô hình nuôi tôm sinh thái trong hộ dân.

Qua kết quả nuôi tôm sinh thái các năm trước và những tháng đầu năm nay cho thấy tính ổn định và bền vững từ mô hình này, hạn chế được tình trạng tôm chết trên diện rộng, năng suất đạt 200kg/ha/vụ nuôi, tăng 20kg so với nuôi tôm truyền thống. Mô hình nuôi tôm sinh thái còn kiểm soát được mầm bệnh trên tôm nuôi, hạn chế dịch bệnh lây lan, giảm thiểu ảnh hưởng môi trường, là mô hình thích ứng biến đổi khí hậu. Huyện từng bước mời gọi các nhà khoa học nghiên cứu để tạo ra các vùng nuôi an toàn, xây dựng thế mạnh cho vùng chuyên canh con tôm, tạo ra chuỗi cung ứng mặt hàng tôm sú chủ lực của tỉnh.

Huyện Ngọc Hiển có thế mạnh về nuôi tôm sinh thái, với 23.000ha mặt nước, chủ lực là nuôi tôm sú. Đã qua, tôm thẻ chân trắng liên tục bị rớt giá; tình trạng tôm chết khiến người nuôi gặp khó khăn, có những lúc lỗ vốn; nhưng với mô hình nuôi tôm sú, nhờ tính ổn định đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Đây là lợi thế để nông dân phát triển kinh tế.


Huyện Ngọc Hiển tiếp tục mời gọi các nhà khoa học nghiên cứu phát triển vùng nuôi an toàn cho con tôm sinh thái, góp phần nâng cao thu nhập người dân.

Ông Lý Hoàng Tiến, Phó Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện, cho biết: “Qua gần 3 năm nuôi tôm sinh thái cho thấy năng suất, sản lượng tôm nuôi đạt cao. Nuôi sinh thái là hướng đi đúng đắn, bởi vừa tăng năng suất, tăng sản lượng, vừa thích ứng với biến đổi khí hậu. Phần lớn những hộ dân trên địa bàn huyện rất phấn khởi với mô hình này, bởi nuôi tôm sinh thái không những nâng cao hiệu quả kinh tế, sản lượng tôm nuôi mà hầu hết các đối tượng thủy sản khác như sò huyết, vọp, cua, cá… nuôi chung trong vuông cũng đều phát triển tốt, cho thu nhập cao”.

Gia đình ông Trịnh Hoàng Phi (ấp Cây Phướng, xã Viên An Đông) có 5ha nuôi tôm sinh thái. Năm 2019, sau khi trừ chi phí, thu nhập của gia đình đạt 200 triệu đồng. Những tháng đầu năm nay, trong khi nhiều diện tích tôm nuôi truyền thống trên địa bàn huyện bị thiệt hại, thì năng suất tôm nuôi sinh thái của gia đình ông vẫn ổn định, mỗi năm đạt khoảng 180 - 200kg/ha. Theo ông Phi, ưu điểm của mô hình nuôi tôm sinh thái là không tốn thức ăn, giảm chi phí đầu vào, lợi nhuận cao.

Là địa phương có thế mạnh trên lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, tạo ra vùng nuôi chất lượng để cung cấp mặt hàng tôm xuất khẩu quan trọng nhất của tỉnh, huyện Ngọc Hiển ưu tiên hàng đầu việc quy hoạch và phát huy hiệu quả kinh tế mô hình nuôi tôm sinh thái. Đây còn là cơ sở để huyện phát triển kinh tế địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân.

Báo ảnh Đất Mũi
Đăng ngày 20/08/2020
Chí Hiếu
Nuôi trồng

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 10:54 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 09:45 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 09:42 08/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 09:52 07/11/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 15:37 08/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 15:37 08/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:37 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 15:37 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 15:37 08/11/2024
Some text some message..