Tăng cường quản lý nuôi trồng thuỷ sản trên biển tại các tỉnh Nam Trung Bộ

Theo dự báo từ nay đến cuối năm, một số yếu tố môi trường sẽ tiếp tục biến động bất lợi như: Biến động nhiệt độ nước, N-NH4+ tăng mạnh, mật độ vi khuẩn Vibrio tăng cao, nguy cơ dẫn đến sự nở hoa của tảo, làm ôxy hòa tan giảm mạnh vào thời điểm nắng nóng gay gắt.

Nuôi thủy sản
thời tiết diễn biến cực đoan và phức tạp trong mùa mưa bão ảnh hưởng rất lớn đến thủy sản nuôi. Ảnh: vietnamplus.vn

Bên cạnh đó thời tiết diễn biến cực đoan, khó lường và phức tạp trong mùa mưa bão ảnh hưởng rất lớn đến thủy sản nuôi. Do đó, Cục Thủy sản vừa ban hành văn bản số 63/TS-NTTS ngày 16/8/2023 đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển Nam Trung Bộ chỉ đạo các đơn vị chức năng liên quan bám sát tình hình thực tế, hướng dẫn người nuôi triển khai ngay một số nội dung để hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người nuôi, cụ thể như sau: 

1. Chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan thực hiện tốt công tác quan trắc, cảnh báo môi trường; theo dõi chặt chẽ biến động của thời tiết và môi trường nước; làm tốt công tác phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước ảnh hưởng đến vùng nuôi, khi phát hiện thủy sản nuôi có dấu hiệu bất thường hoặc bị chết rải rác cần hướng dẫn biện pháp xử lý khắc phục kịp thời. Không di chuyển lồng bè từ vùng nuôi có thuỷ sản bị bệnh sang vùng nuôi khác. 

2. Tổ chức rà soát, quản lý vị trí, mật độ lồng bè nuôi phù hợp, đúng quy hoạch của địa phương và theo khuyến cáo thông báo tại các bản tin kết quả quan trắc môi trường của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III.

Nuôi thủy sảnNgười dân Bình Định chủ động bảo vệ thủy sản nuôi trong mùa mưa bão sắp tới. Ảnh: NTN

3. Đối với nuôi tôm hùm

a) Cử cán bộ có chuyên môn hướng dẫn cho người nuôi tại địa phương các biện pháp kỹ thuật quản lý vùng nuôi, cụ thể: 

- Nâng cao lồng nuôi, đặt lồng ở giữa cột nước (cách đáy và cách bề mặt khoảng 2,0 m) để tránh thiếu oxy cục bộ; vệ sinh lồng nuôi thường xuyên để tăng cường trao đổi nước bên trong và ngoài lồng nuôi; sử dụng lưới che để giảm ánh sáng trực tiếp vào lồng nuôi. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi sức khoẻ tôm nuôi, kiểm tra sự phân tầng nước tại vùng nuôi để kịp thời điều chỉnh lồng nuôi cho phù hợp. Thu gom vỏ tôm lột, vỏ nhuyễn thể từ thức ăn, bao đựng thức ăn, chất thải sinh hoạt từ các lồng nuôi và thức ăn dư thừa sau 2 đến 3 giờ cho tôm ăn trước khi vận chuyển vào đất liền để xử lý theo đúng quy định; 

- Sử dụng thức ăn tươi, sống đảm bảo chất lượng, sát trùng thức ăn; định kỳ bổ sung vitamin và khoáng vào thức ăn nhằm tăng sức đề kháng cho tôm nuôi. Khuyến cáo người nuôi giảm 70% lượng thức ăn cho tôm hùm trong những ngày thời tiết bất thường để hạn chế dư thừa thức ăn gây ô nhiễm môi trường; 

- Đối với tôm nuôi đến kỳ thu hoạch nhưng chưa xuất bán được, cần di chuyển lồng nuôi đến vùng nuôi đã được quy hoạch có môi trường phù hợp; chủ động các biện pháp để kéo dài thời gian nuôi dưỡng, lựa chọn thức ăn, khẩu phần ăn phù hợp để giảm chi phí và duy trì chất lượng tôm; đồng thời theo dõi sát thị trường để thu hoạch vào thời điểm thích hợp. 

b) Tổ chức xây dựng chuỗi liên kết sản phẩm tôm hùm chất lượng, an toàn truy xuất được nguồn gốc, lấy người dân làm trung tâm, có sự kết nối giữa các cấp lãnh đạo, quản lý với đơn vị nghiên cứu, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức nghề nghiệp của người dân để tạo ra giá trị gia tăng trong từng công đoạn. Có các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và người nuôi để giảm giá thành, nâng cao hiệu quả, thúc đẩy tiêu thụ trong nước. 

c) Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong nuôi tôm hùm lồng, xử lý nghiêm các vi phạm (nếu có) và công khai kết quả xử lý theo quy định. 

4. Đối với nuôi cá biển

- Che nắng cho lồng nuôi bằng lưới lan (màu đen) 2 lớp. Đối với vùng có nguy cơ cao nên di chuyển lồng bè đến nơi an toàn, có điều kiện môi trường phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của cá nuôi nuôi (nơi có độ sâu > 4 m khi triều cường).

- Vệ sinh sát trùng toàn bộ lưới lồng, dụng cụ nuôi bằng thuốc sát trùng; treo túi vôi xung quanh lồng nuôi nhằm tạo điều kiện trao đổi nước giữa, trong và ngoài lồng nuôi.

- Sử dụng thức ăn đảm bảo chất lượng, sát trùng thức ăn; bổ sung vitamin và khoáng vào thức ăn nhằm tăng sức đề kháng cho cá nuôi. Giảm hoặc ngừng cho ăn vào thời điểm nắng nóng gay gắt.

Ngoài ra, các đơn vị cần tăng cường chỉ đạo nuôi trồng thuỷ sản các tháng cuối năm 2023; chủ động ứng phó với nắng nóng, mưa bão, áp thấp nhiệt đới, lũ trong nuôi trồng thuỷ sản; hướng dẫn, tăng cường quản lý nuôi nhuyễn thể. Đồng thời, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất khi xảy ra sự cố và kết quả triển khai về Cục Thủy sản.

Đăng ngày 06/10/2023
NTN @ntn
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Hiện tượng tôm bị đóng rong trong ao nuôi

Tình trạng tôm đóng rong khi các loại tảo và rong rêu phát triển mạnh mẽ trong ao nuôi, bám chặt vào cơ thể tôm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và giá trị thương phẩm của chúng.

Tôm bị đóng rong
• 11:15 11/09/2024

Vai trò của thức ăn tự nhiên trong nuôi tôm

Tôm là loài ăn tạp, khi được ương trong trại giống tâm vật lẫn động vật (tảo, artemia ... Do đó, trong những tháng đầu mới thả, việc bổ sung thêm thức ăn tự nhiên cho tấm bên cạnh thức ăn công nghiệp là điều rất quan trọng.

Vi tảo
• 10:16 11/09/2024

Ruột tôm có dấu hiệu xoắn

Quan sát và đánh giá sức khỏe của tôm thông qua các dấu hiệu bên ngoài và nội tạng là rất quan trọng.

Ruột tôm
• 11:17 10/09/2024

Bón vôi ngày mưa đúng cách cho ao nuôi tôm

Bón vôi cho ao nuôi tôm là một trong những biện pháp quan trọng để duy trì chất lượng nước, ổn định pH, và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tôm. Tuy nhiên, vào ngày mưa, quá trình bón vôi cần được thực hiện cẩn thận hơn để đảm bảo hiệu quả và tránh gây hại cho tôm.

Trộn vôi
• 10:12 09/09/2024

Bất lợi doanh nghiệp: Chi phí vận chuyển tăng - Nhu cầu giảm

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với những biến động lớn, các doanh nghiệp thủy sản tại Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy khó khăn. Theo báo cáo tài chính quý II, dù doanh thu của nhiều doanh nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ, lợi nhuận lại không đạt kỳ vọng.

Tàu vận chuyển
• 10:25 14/09/2024

Sinh nhật Farmext eShop 3 tuổi - Chơi Minigame vui trúng quà thiệt - Ưu đãi sốc duy nhất 22/09

Đặc biệt hơn chương trình khuyến mãi hàng tháng khác, cuối tháng 9 này chính là sinh nhật lần thứ 3 của Farmext eShop. Nhằm tri ân khách hàng đã luôn tin tưởng, đồng hành và ủng hộ trong suốt 3 năm qua, eShop mở ra các chương trình hấp dẫn gồm Minigame và ưu đãi hot duy nhất ngày 22/09. Cùng tham gia ngay - Nhận quà ngất ngây nhé!

Farmext eShop
• 10:25 14/09/2024

So sánh giữa bệnh EHP và các bệnh khác trên tôm thẻ chân trắng

Người nuôi thường phải đối mặt với nhiều loại bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và năng suất của đàn tôm.

Tôm bị EHP
• 10:25 14/09/2024

Mẹo chế biến tôm để tránh mùi tanh khi nấu

Tôm là một trong những nguyên liệu phổ biến trong ẩm thực trên thế giới, và đặc biệt được ưa chuộng tại Việt Nam nhờ hương vị đa dạng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, mùi tanh của tôm là một trong những thách thức mà người nấu ăn thường gặp phải. Sau đây, Tép Bạc sẽ bật mí một số mẹo khử mùi tanh của tôm đơn giản nhưng hiệu quả và an toàn cho sức khỏe, bao gồm:

Tôm thẻ chân trắng
• 10:25 14/09/2024

Liệu pháp kháng vi-rút đầy hứa hẹn chống lại vi-rút đốm trắng

Coumarin, có trong tự nhiên ở nhiều loại thực vật và nổi tiếng với nhiều tác dụng sinh học đa dạng, được biết đến như những tác nhân cải tiến có ái lực và tính đặc hiệu đối với các mục tiêu phân tử khác nhau trong hoạt động kháng vi-rút (Hu et al., 2024, Qin et al., 2020).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:25 14/09/2024
Some text some message..