Tăng thuế cá tra vào Mỹ: Vô lý!

* Phải kiện DOC ra tòa: Cuối tuần qua, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang Mỹ đã gặp phải một cú sốc nặng khi Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố kết quả cuối cùng đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá cá tra lần 8 (POR8), với mức thuế cao hơn gấp nhiều lần so với mức thuế của POR7.

Chế biến cá tra XK
Chế biến cá tra XK

Đây là một hành động vô lý, đầy tính áp đặt, nên phía Việt Nam cần phải khởi kiện DOC về vấn đề này.

Quay ngoắt... 180 độ

Tháng 9 năm ngoái, DOC đã công bố kết quả sơ bộ của POR8 (giai đoạn từ 1/8/2010 đến 31/7/2011). Theo đó, các DN bị đơn của Việt Nam được hưởng mức thuế tạm thời thấp nhất so với những đợt xem xét hành chính trước đây.

Cụ thể: 2 bị đơn bắt buộc là Cty CP Vĩnh Hoàn và Cty CP Việt An được quyết định áp mức thuế suất tạm thời 0%; các công ty bị đơn tự nguyện được hưởng mức thuế suất riêng tính theo biên độ phá giá trung bình áp dụng cho các bị đơn bắt buộc là bằng 0 USD/kg; mức thuế suất chung toàn quốc là 2,11 USD/kg.
Vậy mà cuối tuần qua, khi công bố kết quả cuối cùng của POR8, DOC lại gây sốc cho các doanh nghiệp cá tra Việt Nam khi đưa ra mức thuế chống bán phá giá (CBPG) rất trái ngược so với kết quả sơ bộ và cũng cao gấp nhiều lần so với mức thuế suất trung bình của POR7.

Cụ thể: Cty CP Vĩnh Hoàn có mức thuế suất trung bình là 0,19 USD/kg; Anvifish 1,34 USD/kg; các bị đơn tự nguyện cùng chịu thuế suất trung bình 0,77 USD/kg; các công ty khác chịu thuế suất trung bình 2,11 USD/kg. Với các nhà xuất khẩu mới: Cty An Phú chịu thuế suất trung bình 1,37 USD/kg, Docifish 3,87 USD/kg và Gò Đàng 1,81 USD/kg.

Đau nhất trong vụ kết quả cuối cùng trái ngược hẳn với kết quả sơ bộ này, có lẽ là Cty CP Vĩnh Hoàn. Trong kết quả cuối cùng của các đợt xem xét hành chính thuế CBPG cá tra lần 6 (POR6) và 7 (POR7), Vĩnh Hoàn đều có thuế suất trung bình là 0%. Do đó, nếu tiếp tục được hưởng thuế suất trung bình 0% trong kết quả cuối cùng của POR8, thì Vĩnh Hoàn sẽ được rút ra khỏi vụ kiện CBPG theo quy định của pháp luật nước Mỹ.

Vì thế, dù mức thuế suất trung bình 0,19% không phải là quá lớn, nhưng nếu kết quả này được giữ nguyên, sẽ đồng nghĩa với việc Vĩnh Hoàn vẫn tiếp tục phải mệt mỏi với những POR sau này.

Phải khởi kiện

Sở dĩ kết luận cuối cùng trái ngược hẳn so với kết luận sơ bộ của POR8, là vì DOC đã sử dụng Indonesia làm quốc gia thay thế thay cho Bangladesh như dự kiến ban đầu và như trong những POR trước đây (do chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường nên DOC lấy số liệu nuôi cá tra ở một nước khác để tính toán biên độ phá giá).

Luật sư Andrew B. Schroth, đại diện và tư vấn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra trong vụ kiện CBPG, cho hay việc DOC chọn Indonesia thay cho Bangladesh là kết quả của sự vận động hành lang của Hiệp hội Các nhà nuôi cá nheo Mỹ (CFA).

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), số liệu của Indonesia mà DOC đã sử dụng làm số liệu thay thế chỉ là một nghiên cứu về giá cá tra của Chính phủ Indonesia. Nghiên cứu này chỉ được tính toán dựa trên số liệu của một vài địa phương, do đó thiếu tính thực tế. Mà kể cả khi nghiên cứu nói trên là hoàn toàn tin cậy, thì việc sử dụng Indonesia làm quốc gia thay thế trong POR8 cũng là điều không thể chấp nhận được.

Bởi sản lượng cá tra nuôi ở Indonesia còn khá thấp, nên có giá thành cao hơn nhiều so với cá tra Việt Nam. Indonesia chưa phải là nước XK cá tra, thậm chí còn phải NK sản phẩm này từ Việt Nam. Trong năm 2012, Indonesia đã phải NK cá tra từ Việt Nam với tổng giá trị 2,551 triệu USD. Bản thân DOC cũng từng tuyên bố Indonesia không có bối cảnh kinh tế tương đương với Việt Nam trong hầu hết thời gian xem xét hành chính.

Trong 8 năm qua, DOC luôn luôn chọn Bangladesh là quốc gia thay thế để tính toán giá trị sản xuất đầu vào của cá tra Việt Nam. Bangladesh là nước sản xuất cá tra “hypophthalmus” thương phẩm và nuôi trong ao như Việt Nam. Chính vì vậy, chi phí sản xuất và doanh thu của người nuôi cá tra ở Việt Nam và Bangladesh là tương đương nhau.

Trong khi đó, Indonesia lại nuôi 5 loài cá tra khác nhau, chỉ có 70% sản lượng cá tra năm 2011 được nuôi trong ao và không có số liệu cụ thể về sản lượng cá tra “hypophthalmus”. Vì thế, VASEP cho rằng, không có lý do nào để Indonesia trở thành nước thay thế hoặc dữ liệu của nước này được coi là đáng tin cậy hơn trong POR8.

Một điều đáng lưu ý nữa là DOC đang tiến hành đợt xem xét hành chính thuế CBPG cá tra lần 9 (POR9, giai đoạn từ 1/8/2011 đến 31/7/2012), mà trong đó Indonesia không được chọn làm nước thay thế và Bangladesh có thể được chọn như trước đây. Điều này thể hiện rõ sự bất thường của DOC trong việc chọn Indonesia làm nước thay thế ở POR8.

Năm 2010, Việt Nam đã từng thành công trong việc yêu cầu DOC không sử dụng Philippines làm quốc gia thay thế cho Bangladesh trong POR6. Khi ấy, theo kết quả sơ bộ, các bị đơn bị tính thuế từ 2,44-4,22 USD/kg.

Nhưng trước sự phản ứng của Chính phủ Việt Nam, sự thuyết phục, vận động của các Bộ, ngành liên quan, VASEP và các doanh nghiệp, cuối cùng DOC đã phải hủy phương án chọn Philippines và tiếp tục sử dụng Bangladesh làm nước thay thế. Nhờ đó, kết quả cuối cùng của POR6, các doanh nghiệp bị đơn bắt buộc và tự nguyện của Việt Nam đã có mức thuế CBPG chỉ từ 0-0,02 USD/kg.

Tổng thư ký VASEP Trương Đình Hòe: “Quá trình theo đuổi vụ kiện có thể phải 1-2 năm. Đến khi có kết quả, thì cũng là lúc DOC đã công bố kết luận cuối cùng của các POR tiếp theo. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải kiện vụ này để lấy lại công bằng cho các DN cá tra Việt Nam”.

Tuy nhiên, theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, ở POR6, do DOC chọn Philippines làm quốc gia thay thế trong kết quả sơ bộ nên phía Việt Nam còn có thời gian để “lật ngược thế cờ” ở kết luận cuối cùng. Còn lần này, DOC lại chơi “chiêu độc”, lúc công bố kết quả sơ bộ thì chọn Bangladesh, còn khi công bố kết luận cuối cùng lại lấy Indonesia.

Vì là kết luận cuối cùng, thành ra phía Việt Nam lâm vào thế trở tay không kịp và DOC chắc chắn sẽ không thay đổi kết luận này. Bởi thế, các DN Việt Nam chỉ còn một lựa chọn duy nhất là khởi kiện DOC lên Tòa án Thương mại Quốc tế (CIT) với hy vọng rằng CIT sẽ ra một phán quyết yêu cầu DOC thay đổi lại cách tính thuế CBPG của POR8 theo hướng chọn Bangladesh chứ không phải Indonesia.

Luật sư Andrew B. Schroth cũng cho rằng các doanh nghiệp cá tra Việt Nam nên nộp hồ sơ khởi kiện DOC lên CIT về vấn đề này.

http://nongnghiep.vn
Đăng ngày 18/03/2013
THANH SƠN
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 09:31 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 09:31 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 09:31 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 09:31 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 09:31 26/11/2024
Some text some message..