Tạo “cú hích” để phát triển kinh tế thủy sản Hà Tĩnh

Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức thì kinh tế thủy sản Hà Tĩnh cần tạo được “cú hích” mạnh để tăng giá trị về nuôi trồng và mang lại hiệu quả cho khai thác hải sản trong năm 2019.

Tạo “cú hích” để phát triển kinh tế thủy sản Hà Tĩnh
Nuôi tôm công nghệ cao trên cát thành công cho năng suất, sản lượng cao

Tôm nuôi vẫn là chủ lực

Những nỗ lực trong năm qua đưa nuôi trồng thủy sản (NTTS) của tỉnh giành được những kết quả đáng khích lệ. Đặc biệt, con tôm vẫn là sản phẩm chủ lực của tỉnh, đạt sản lượng trên 4.000 tấn, chiếm hơn 50% tổng sản lượng nuôi mặn lợ trong năm 2018. Tuy nhiên, nhìn chung, NTTS trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cần có bước đột phá để phát triển.

Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Nghi Xuân Trịnh Quang Luật cho biết: Nghi Xuân có 830 ha diện tích NTTS, trong đó, diện tích nuôi tôm công nghệ cao trên cát nhiều nhất tỉnh (83 ha). Do nhiều nguyên nhân dẫn đến diện tích, sản lượng NTTS của huyện trong năm chỉ đạt trên 83% kế hoạch.

“Khó nhất hiện nay là tâm lý người dân ngại đầu tư vì biến đổi khí hậu, dịch bệnh phức tạp, giá cả bấp bênh. Song, huyện vẫn tập trung phát triển mạnh tôm nuôi. Từ chính sách vay vốn hỗ trợ lãi suất của tỉnh khuyến khích người dân “nâng cấp” ao nuôi từ quảng canh, quảng canh cải tiến lên nuôi công nghiệp, công nghệ cao. Đặc biệt, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư nuôi tôm công nghệ cao tại các vùng đã được quy hoạch...” – anh Luật chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Công Hoàng – Chi cục Trưởng Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh, ngành luôn xác định “ưu tiên" phát triển nuôi tôm vì mang lại giá trị kinh tế cao, đầu ra khá ổn định. Nhưng nghề nuôi tôm đòi hỏi kỹ thuật cao, vốn lớn. Trong khi đó, trình độ hiểu biết, nắm bắt kỹ thuật nuôi của đa số người dân còn hạn chế, không dám mạnh dạn vay vốn đầu tư...

Năm 2019, Chi cục sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn về các tiến bộ kỹ thuật; đồng thời, quy hoạch chi tiết và đầu tư hạ tầng hiện đại ở một số vùng nuôi tôm trên cát. Tăng cường liên kết với các doanh nghiệp, hợp tác xã theo chuỗi giá trị nhằm nng cao năng suất, giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích...

Tăng tàu đánh bắt xa bờ

Ngư dân nghèo, trong khi vốn đầu tư lớn, nên phát triển khai thác hải sản trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn. Sau khi bãi bỏ Quyết định 1822/QĐ-UBND, hiện nay, tỉnh không có chính sách nào hỗ trợ đóng mới, cải hoán tàu cá xa bờ cho ngư dân. Tuy nhiên, phát triển tàu đánh bắt xa bờ là hướng đi tất yếu mới đem lại nghề khai thác hải sản hiệu quả, bền vững.


Phát triển đội tàu xa bờ để nâng cao sản lượng khai thác biển

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cẩm Xuyên Lê Ngọc Hà cho rằng: Toàn huyện chỉ có 92 tàu cá đánh bắt xa bờ nhưng giá trị kinh tế từ đội tàu này mang lại chiếm gần 30% trong số hơn 1.000 tàu thuyền các loại. Chính vì vậy, huyện sẽ tiếp tục khuyến khích ngư dân mạnh dạn đầu tư đóng mới, cải hoán, nâng quy mô phương tiện khai thác vùng khơi mới. Mục tiêu mà huyện đặt ra trong năm 2019 là phấn đấu đóng mới, cải hoán 8 tàu cá công suất trên 90 CV với các nghề rê, câu, chụp...


Sản phẩm khai thác từ tàu cá xa bờ luôn có giá trị kinh tế cao

Theo ông Lê Đức Nhân – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Tĩnh: Năm 2019 sẽ tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu đội tàu, đặc biệt là tăng số lượng tàu cá xa bờ có công suất lớn hơn 90 CV để đạt được mục tiêu trên 31.000 tấn sản lượng khai thác biển. Hiện, tỉnh mới ban hành chính sách hỗ trợ lãi suất cho ngư dân vay vốn khi đóng mới, cải hoán tàu 90 CV trở lên.

“Qua đó, ngành sẽ tập trung đào tạo nghề cho ngư dân; trong đó, ưu tiên đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng và ngư dân với những kỹ năng đặc thù của mỗi nghề. Ngoài ra, tổ chức lại sản xuất khai thác hải sản trên cơ sở cơ cấu lại đội tàu thuyền, ngành nghề phù hợp với các vùng biển, tuyến biển, với môi trường tự nhiên, nguồn lợi hải sản; thực hiện các biện pháp kiểm soát, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản” – ông Nhân nhấn mạnh.

Năm 2019, Hà Tĩnh phấn đấu sản lượng thủy sản đạt 48.800 tấn, giá trị 2.430 tỷ đồng. Trong đó, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản 14.800 tấn, giá trị sản lượng đạt mức 950 tỷ đồng; sản lượng khai thác thủy sản đạt mức 34.000 tấn/năm, giá trị sản lượng 1.480 tỷ đồng.

Báo Hà Tĩnh
Đăng ngày 19/01/2019
Hữu Trung
Nuôi trồng

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 09:49 26/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:50 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 06:11 27/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 06:11 27/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 06:11 27/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 06:11 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 06:11 27/12/2024
Some text some message..