Tạo điều kiện thuận lợi hơn cho ngư dân vay vốn đóng tàu

Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, Phó chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Phùng Tấn Viết đã đề nghị các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố tạo điều kiện thuận lợi hơn cho ngư dân được vay vốn đóng mới, nâng cấp tàu cá.

hỗ trợ vốn đóng tàu
Ảnh: VGP/Thế Phong

Ngân hàng lo ngại khả năng trả nợ của ngư dân

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đà Nẵng, tính đến ngày 24/12, ngân hàng đã nhận 17 hồ sơ (1 hồ sơ mới bổ sung), trong đó có 5 hồ sơ được ký hợp đồng, 7 hồ sơ thẩm định không đạt yêu cầu và 5 hồ sơ đang trong qua trình thẩm định.

Ông Trần Trọng Nghĩa, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đà Nẵng cho biết vướng mắc hiện nay trong triển khai Nghị định 67 chủ yếu là do chính bản thân người đi vay. Nhiều hồ sơ thẩm định không đạt kết quả do các tổ chức, cá nhân cung cấp thiếu hồ sơ hoặc cung cấp đủ nhưng trong quá trình thẩm định ngân hàng đánh giá phương án sản xuất không hiệu quả nên không cho vay. Trong đó, lý do phổ biến nhất thường là khả năng trả nợ của khách hàng không đảm bảo nên thẩm định hồ sơ không đạt kết quả.

“Một vướng mắc khác làm chậm tiến độ thẩm định hồ sơ vay vốn đóng tàu là do toàn bộ ngân hàng tại Đà Nẵng đều là chi nhánh nên không có thẩm quyền quyết định mà phải gửi hồ sơ về trụ sở chính để thẩm định. Bên cạnh đó, quá trình thẩm định còn phụ thuộc khá nhiều vào quy trình duyệt hồ sơ cho vay của từng ngân hàng”, ông Nghĩa nói.

Theo ông Nghĩa, vốn tín dụng cho vay là vốn thương mại nên các ngân hàng thương mại thẩm định hồ sơ rất kỹ. Trong một bộ hồ sơ cho vay gồm các quy trình đã được quy định tại Nghị định 67 và các thông tư hướng dẫn liên quan. Để ngân hàng duyệt hồ sơ thì tất cả quy trình a, b, c, d… phải đảm bảo hết, thiếu một trong số đó cũng không được. Không ngân hàng nào dám cho vay nếu hồ sơ không đủ điều kiện.

Theo ông Nguyễn Cao Phong, Phó giám đốc chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) Đà Nẵng, vốn là của ngân hàng thương mại nên buộc ngân hàng phải quản lý chặt chẽ trong cho vay. Điểm nữa là ngân hàng phải rà soát đầy đủ các thủ tục liên quan để làm sao không trái với quy định của Nghị định 67.

Theo phản ánh của ngư dân, với quy trình như vậy, để lập được một bộ hồ sơ theo đúng yêu cầu của ngân hàng, phải mất rất nhiều thời gian và vượt qua quá nhiều rào cản với các quy trình thẩm định khắt khe nên không ít người nản lòng.

Tập trung gỡ vướng

Tại cuộc họp mới đây với các bên liên quan để tháo gỡ vướng mắc trong triển khai Nghị định 67 trên địa bàn, ông Phùng Tấn Viết, Phó chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho rằng Nghị định 67 là một chính sách mang lại nhiều lợi ích, thực sự mở cơ hội, hướng làm ăn bền vững cho ngư dân. Tuy nhiên, việc thẩm định phương án sản xuất và vốn vay của ngân hàng quá lâu so với quy định khiến ngư dân thiệt thòi, ảnh hưởng tới cả quá trình duyệt hồ sơ và cả tiến độ thực hiện chính sách này. 

“Ngư dân đánh bắt cá rất giỏi nhưng kêu họ làm phương án sản xuất hiệu quả thì khác gì đánh đố người ta”, ông Phùng Tấn Viết thẳng thắn chỉ rõ bất cập khi nói về việc ngân hàng từ chối cho ngư dân vay vốn với lý do “phương án sản xuất không hiệu quả”.

Ông Phùng Tấn Viết cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đà Nẵng chỉ đạo các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố tạo điều kiện thuận lợi hơn cho ngư dân được vay vốn đóng mới, nâng cấp tàu cá theo Nghị định 67, đồng thời, đề nghị các ngân hàng thương mại cần chủ động tham gia chương trình này.

“Ngân hàng khẩn trương thẩm định hồ sơ của tổ chức, cá nhân đăng ký đóng mới tàu cá theo Nghị định 67. Trong các hồ sơ đang giải quyết phải thông báo rõ lúc nào có kết quả, đồng ý hay không để còn tính phương án thay thế. Ngoài ra, phải thực hiện quy trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đề nghị vay vốn công khai, minh bạch”, ông Phùng Tấn Viết nói.

Đồng thời, ông Phùng Tấn Viết cũng yêu cầu Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đà Nẵng phối hợp với Sở NN&PTNT và các địa phương khẩn trương tổ chức cuộc gặp giữa ngân hàng thương mại với ngư dân để trao đổi phương hướng xứ lý những vướng mắc liên quan đến vấn đề vay vốn. Nếu các hồ sơ không đảm bảo yêu cầu phải hướng dẫn các tổ chức, cá nhân bổ sung hoặc hoàn trả hồ sơ và giải thích để tổ chức, cá nhân được rõ.  

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đà Nẵng cho biết nguồn vốn hiện tại cho vay theo Nghị định 67 rất dồi dào. Tuy nhiên, để dòng vốn tín dụng này tới được với ngư dân nhiền hơn, cần có sự vào cuộc tích cực của các bên liên quan, trong đó, ngân hàng thương mại phải tích cực hướng dẫn, cung cấp hệ thống tiêu chí thẩm định liên quan đến vay vốn để ngư dân được rõ.

Còn ngư dân cần hoàn thiện hồ sơ, đáp ứng đủ các điều kiện vay vốn theo quy định. Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường tổ chức trao đổi giữa ngân hàng thương mại với các tổ chức, cá nhân và ngư dân để giải quyết vấn đề vay vốn.

“Nếu trường hợp ngân hàng này thẩm định không đạt, khách hàng có quyền mang hồ sơ đến một ngân hàng thương mại khác xin thẩm định lại. Có thể khi chuyển sang ngân hàng khác, hồ sơ sẽ phù hợp hơn với cách thẩm định của ngân hàng đó thì ngư dân sẽ được ký hợp đồng vay vốn tín dụng đóng mới tàu theo Nghị định 67”, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đà Nẵng cho hay.

VGP, 01/01/2016
Đăng ngày 01/01/2016
Thế Phong
Kinh tế

TS Nguyễn Thanh Tùng làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

Chiều 25/2, tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Thứ trưởng Phùng Tiến đã trao Quyết định điều động, bổ nhiệm TS Nguyễn Thanh Tùng giữ chức Viện trưởng Viện này.

Viện Nuôi trồng Thủy sản II
• 10:09 04/03/2022

6 năm “sóng gió” của cộng đồng thủy sản, chỉ vì một quy định

Mới đây, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) đã có đơn thỉnh nguyện gửi Thủ tướng Chính phủ, cùng một số Bộ, ngành về kiến nghị việc sửa đổi quy định “kiểm dịch” đối với sản phẩm thuỷ sản dùng làm thực phẩm.

chế biến cá hồi
• 13:35 21/12/2021

Đề nghị đưa ngành chế biến thủy sản ra khỏi danh mục có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ TN&MT, góp ý và đề nghị sửa đổi một nội dung quan trọng trong Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2021 đang được Bộ TN&MT hoàn tất.

chế biến cá tra
• 12:52 22/10/2021

Bắt 2 tàu cá vi phạm quy định vùng khai thác

2 tàu cá đang khai thác thủy sản trái quy định vùng khai thác đã bị lực lượng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Cửa Lò - Bến Thủy phát hiện bắt giữ.

tàu cá vi phạm
• 15:10 21/10/2021

Thủy sản Việt: Quý I khởi đầu ấn tượng, nhưng viễn cảnh còn nhiều thách thức từ chính sách thuế Mỹ

Quý đầu năm 2025 đánh dấu bước tăng trưởng mạnh mẽ của ngành thủy sản Việt Nam sau giai đoạn dài ảm đạm. Tuy nhiên, đà phục hồi này đang có nguy cơ chững lại do ảnh hưởng từ các chính sách thuế mới mà Hoa Kỳ – thị trường xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt – dự kiến áp dụng trong tháng 4.

Tôm sú
• 10:52 11/04/2025

Trước biến động thuế tôm từ Mỹ, Cà Mau chủ động bảo vệ sản xuất và xuất khẩu

Trước tình hình Mỹ công bố mức thuế đối ứng 46% áp dụng với một số mặt hàng nhập khẩu, bao gồm cả thủy sản, tỉnh Cà Mau đã nhanh chóng triển khai các giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản – một trong những ngành kinh tế chủ lực của địa phương.

Thu tôm
• 09:59 10/04/2025

Gánh nặng thuế đè nặng trên vai ngành xuất khẩu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam – đặc biệt là con tôm – đang đối mặt với một “cuộc chiến thuế” chưa từng có tại thị trường Mỹ. Sau khi gánh chịu thuế chống bán phá giá (AD), thuế chống trợ cấp (CVD), con tôm Việt Nam tiếp tục phải chịu thêm mức thuế nhập khẩu đối ứng lên đến 46% từ chính sách mới được công bố đầu tháng 4/2025.

Chế biến thủy sản
• 10:34 09/04/2025

Giá tôm có xu hướng giảm bởi Mỹ áp thuế 46% lên Việt Nam

Ngày 2/4/2025, Mỹ chính thức áp mức thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam, trong đó tôm – mặt hàng chủ lực của ngành thủy sản – chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Giá tôm nguyên liệu đang được dự báo sẽ tiếp tục lao dốc, khiến người nuôi tôm và doanh nghiệp xuất khẩu lo lắng.

Giá tôm giảm
• 09:59 08/04/2025

Hiệu quả của peptide kháng khuẩn (AMPs) trong phòng trị bệnh tôm

Trong ngành nuôi tôm, so với giai đoạn năm 1991, người nuôi từng sử dụng nhiều loại kháng sinh để phòng và trị bệnh.

Vi khuẩn
• 00:15 25/04/2025

Tình hình khuẩn Vibrio ngày càng tăng

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm tại Việt Nam đang đối mặt với một thách thức lớn: sự gia tăng nhanh chóng của vi khuẩn Vibrio trong các ao nuôi. Đây là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe của tôm và hiệu quả kinh tế của người nuôi.

Tôm bệnh
• 00:15 25/04/2025

Chung tay gìn giữ sông Cầu khỏi biến đổi khí hậu

Sông Cầu – dòng chảy quan trọng ở miền Bắc Việt Nam – đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu, hoạt động sản xuất – kinh doanh và sự gia tăng dân số đô thị. Việc bảo vệ dòng sông này là nhiệm vụ cấp thiết nhằm gìn giữ tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm an ninh nguồn nước và sự phát triển bền vững cho cả khu vực.

Sông Cầu
• 00:15 25/04/2025

Công nghệ chỉnh sửa gen trong nuôi tôm: Tăng sức đề kháng bệnh mà không cần kháng sinh

Ngành nuôi tôm Việt Nam đang đối mặt với nỗi lo lớn: dịch bệnh như đốm trắng (WSSV) hay hoại tử gan (AHPND) khiến tôm chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng nề.

Tôm
• 00:15 25/04/2025

Mối quan hệ thời gian đông máu và sức khỏe tôm nuôi

Sức khoẻ tôm nuôi trong ao ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tác động như thời tiết khí hậu, mùa vụ, chất lượng nguồn nước với các thông số môi trường liên quan, dịch bệnh, chất lượng giống, thức ăn, mật độ nuôi, kỹ thuật chăm sóc quản lý... Đánh giá tôm khoẻ, tôm yếu, thông qua hoạt động bơi lội, tiêu thụ mồi, tăng trưởng, tỷ lệ sống, độ đồng đều size cỡ, cơ thịt, màu sắc vỏ, những vấn đề liên quan đến gan, ruột tôm…Một phương pháp đánh giá nhanh, thông qua thời gian đông máu tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:15 25/04/2025
Some text some message..