Tảo hấp thụ nitơ trong ao nuôi

Gần đây, một nghiên cứu mới cho thấy rằng tảo có thể được sử dụng để hấp thụ phần lớn nitơ từ chất thải rắn và lỏng trong các hệ thống nuôi RAS.

Tảo biển
Tảo có thể được sử dụng để hấp thụ phần lớn nitơ từ chất thải rắn và lỏng. Ảnh: technion.ac.il

Nito tác động đến ao nuôi như thế nào ?  

Sự tích lũy các hợp chất nitơ vô cơ (nhất là NH3) luôn là mối lo ngại lớn đối với người nuôi thủy sản, nguyên nhân chính đến từ phần thức ăn dư thừa, bởi tôm cá chỉ hấp thụ 20-30% lượng thức ăn. Khoảng một nữa lượng protein đưa vào ao cuối cùng sẽ chuyển hóa thành ammonia. 

Đa phần ammonia sẽ được hấp thụ bởi tảo, nếu ao nuôi được quản lí tốt. Nhưng trong các ao nuôi thương phẩm hiện nay, phần ammonia bị tích tụ trong ao nhiều hơn là bị tảo hấp thu. Lượng ammonia dư thừa này trở thành thức ăn cho vi khuẩn cố định đạm thực hiện quá trình nitrat hóa dẫn đến tích lũy chất độc nitrit (NO2) trong ao. 

Bổ sung carbon (rỉ đường) là một cách hiệu quả hiện nay để trung hòa hàm lượng nito trong ao. Vi khuẩn dị dưỡng sẽ hấp thụ nito và carbon để tổng hợp protein cho việc kiến tạo tế bào mới. 

Tảo hấp thụ nito trong hệ thống nuôi tôm RAS 

Trong hệ thống RAS, nước thải được xử lý và một phần nước thải được tái lưu thông qua hệ thống nuôi. Trước đây đã từng có một vài nghiên cứu đã khám phá tiềm năng nuôi cấy tảo để xử lý nước thải của hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn RAS. Theo đó, các chất dinh dưỡng đặc biệt là NH4 và PO4 đã được hấp thu bởi tảo. Có thể loại bỏ chất dinh dưỡng của bùn thải nuôi cá hiệu quả bằng nuôi cấy tảo kết hợp trong sản xuất cá rô phi (Ansari et al. 2017), cá bơn (Guo et al. 2013) và cá da trơn (Nasir et al. 2015). Điều này chỉ ra rằng tảo có thể được sử dụng trong xử lý một số loại nước thải từ nuôi trồng thủy sản.

Quá trình hấp thụ của tảoTảo được chứng minh hấp thụ 80% nito dư thừa trong RAS tôm. Ảnh: Aquaculture.vn 

Trong một nghiên cứu đánh giá việc sử dụng, chuyển đổi, biến đổi và tích lũy nitơ đầu vào trong hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) (RAS) của nhóm nhà khoa học do Giáo sư Sun Jianming từ Viện Đại dương học thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc (IOCAS) dẫn đầu đã đánh dấu bước tiến thành công trong việc ứng dụng một công nghệ xử lý nước được gọi là đông tụ điện để cải thiện hiệu suất của tôm thẻ trong hệ thống nuôi RAS. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Kỹ thuật Quy trình Nước vào ngày 26 tháng 10.  

Đặc biệt, nhóm nghiên cứu đã sử dụng hệ thống nuôi tảo Chlorella vulgaris để tái chế nitơ thải ra trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng, và tỷ lệ hấp thụ nitơ là hơn 80%. Việc sử dụng vi tảo để thu hồi nitơ từ nước thải nuôi trồng thủy sản không chỉ cải thiện sử dụng tài nguyên mà còn bảo vệ môi trường. 

Xu Jianping, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi đã nghiên cứu một cách có hệ thống quy luật chuyển đổi của nitơ trong RAS, đồng thời xây dựng chiến lược thu hồi nitơ, điều này có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển xanh và lành mạnh của ngành nuôi trồng thủy sản 

Các kết quả đã giải thích một cách toàn diện các đặc tính dòng chảy của nitơ trong RAS quy mô lớn và cung cấp dữ liệu hỗ trợ để hiểu toàn diện về RAS và cải tiến có mục tiêu thiết bị xử lý nước", Giáo sư Sun, cho biết thêm.  

Đăng ngày 17/12/2022
Ngọc Diễm @ngoc-diem
Kỹ thuật
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

An toàn trong sử dụng thiết bị nuôi tôm

Để không ngừng phát triển, theo kịp sự tiến bộ của thế giới thì việc ứng dụng các thiết bị công nghệ trong nuôi tôm hầu như không thể thiếu nhằm đẩy mạnh năng suất, gia tăng giá trị kinh tế.

Ao nuôi tôm
• 10:16 25/04/2023

Hướng dẫn một số giải pháp kỹ thuật nuôi cá chim vây vàng trong lồng

Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii) sống ở biển, có tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng chống chịu với môi trường tốt, có thể nuôi với nhiều hình thức như: lồng bè, ao đầm.

Cá chim vây vàng
• 11:31 19/04/2023

Quy trình nuôi tôm hiệu quả cho người mới bắt đầu (Phần 2)

Kỹ thuật nuôi tôm là cụm từ nhiều người tìm kiếm vì đây là các bước quan trọng quyết định đến năng suất của tôm thẻ.

Tôm thẻ
• 10:33 31/03/2023

Quy trình nuôi tôm hiệu quả cho người mới bắt đầu (Phần 1)

Những năm gần đây, nghề nuôi tôm của Việt Nam đang có những bước tiến rõ rệt trên bản đồ xuất khẩu ra toàn thế giới. Chính vì thế, hiểu rõ những cách cơ bản để nuôi tôm sao cho phù hợp, đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao luôn là bài toán quan trọng đối với nhiều hộ nuôi tôm hiện nay.

Ao nuôi
• 10:25 30/03/2023

Thực hư sử dụng Ethoxyquin trong sản xuất thức ăn thủy sản

Vừa qua, có nhiều thông tin lan truyền về vấn đề thức ăn thủy sản có chứa ethoxyquin, Báo Nông nghiệp Việt Nam đã phỏng vấn Cục Thủy sản để làm rõ vấn đề này.

Tôm thẻ
• 10:38 28/05/2023

Chàng trai gác bằng kỹ sư xây dựng, đầu tư nuôi cá Koi

Gác bằng kỹ sư xây dựng, anh Đỗ Nguyễn Hoàng Khang (26 tuổi, ngụ Q.Cái Răng, TP.Cần Thơ) nuôi cá Koi, thu nhập hơn 200 triệu đồng mỗi năm.

Cá koi
• 10:38 28/05/2023

Một số lưu ý khi nuôi thương phẩm sá sùng tại Bình Định

Sá sùng có tên gọi khác là sa trùng, là một loài hải sản họ Sipuncula (họ sá sùng), là loại thực phẩm dinh dưỡng cao, được ví là nhân sâm của biển.

Sá sùng
• 10:38 28/05/2023

Đề nghị "nói thật hết những góc khuất" của ngành tôm

Cho rằng ngành nuôi tôm Việt Nam đang thiếu, yếu và giấu nhiều góc khuất nên để tôm Việt cùng "đường đua" với các nước là bài toán lớn đặt ra. Đi tiên phong trong giải pháp khắc phục là lấy con giống làm mục tiêu đầu tiên.

Vasep
• 10:38 28/05/2023

VASEP lý giải nguyên nhân xuất khẩu cá khô, cá hộp lên ngôi

Trong khi các mặt hàng thủy sản chủ lực sụt giảm kim ngạch xuất khẩu thì cá khô, cá hộp lại ghi nhận tăng, cho thấy sự “lên đời” của nhóm sản phẩm này.

Cá khô
• 10:38 28/05/2023