Tạo việc làm từ nuôi cá trê vàng

Tờ mờ sáng, nhà anh Tư Thới (Nguyễn Minh Thới, ấp Rạch Nhum, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời) đã bắt đầu rộn ràng. Bà con hàng xóm đến ngày một đông, người thì lo căng băng rôn, người lo dọn bàn ghế chuẩn bị cho buổi bế giảng lớp chuyển giao kỹ thuật nuôi cá trê vàng. Trong khi đó, gia đình anh Tư Thới đang tất bật ngoài ao, chuẩn bị thu hoạch vụ nuôi cá trê vàng đầu tiên. Mô hình của anh cũng là mô hình trình diễn của lớp học.

thu hoạch cá trê vàng
Gia đình anh Tư Thới thu hoạch cá trê vàng.

Lớp kỹ thuật nuôi cá trê vàng thuộc khoá học thứ 3 Trung tâm Dạy nghề (TTDN) huyện chuyển giao và là khoá học thứ 10 những ngành nghề nông nghiệp được TTDN phối hợp với UBND xã Khánh Bình Ðông đào tạo trên địa bàn xã, nhằm mở rộng nhiều nghề mới cho lao động nông thôn. Kỹ thuật nuôi cá trê vàng được đào tạo tại địa phương đã mang lại hiệu quả thiết thực và phù hợp với nhu cầu của lao động nông thôn. Với 50 kg cá giống ban đầu, sau 3 tháng nuôi, anh Tư Thới thu hoạch được 700 kg, trừ chi phí đầu tư con giống, thức ăn… gia đình anh có lợi nhuận khoảng 25 triệu đồng.

“Thu nhập chưa phải là cao lắm, nhưng nuôi cá trê vàng ít  rủi ro, ít thiệt hại, không tốn nhiều thời gian chăm sóc. Trong quá trình nuôi, mình có thể làm nhiều việc khác để tăng thu nhập gia đình”, anh Tư Thới bộc bạch.

Bà Phạm Phương Liên, Phó Giám đốc TTDN huyện Trần Văn Thời, cho biết: “Trong công tác đào tạo, TTDN luôn đảm bảo yêu cầu chất lượng và hiệu quả sau đào tạo. Sau khi lao động nông thôn được đào tạo về kiến thức ngành nghề nông nghiệp, cụ thể như kỹ thuật nuôi cá trê vàng, sẽ ý thức được trách nhiệm trong lao động và có tâm lý vững vàng. Ðiều đó sẽ tác động tích cực đến suy nghĩ lao động nông thôn, tiếp tục phát huy nghề mà mình đã lựa chọn cho bản thân".

Tuy nhiên, để duy trì đủ thời lượng hướng dẫn, bảo đảm số lượng học viên trong quá trình đào tạo lớp kỹ thuật nuôi các trê vàng này, TTDN và UBND xã gặp không ít khó khăn vì độ tuổi và trình độ học viên không đồng đều. Mặt khác, thời gian đào tạo lại trùng với thời vụ xả nước, sạ lúa, thời tiết thay đổi thất thường… nên việc duy trì lớp học theo lịch là không dễ. Song, học tại chỗ, học viên giảm được chi phí đi lại, vừa học được nghề lại vừa đảm bảo được công việc gia đình. Cùng với tinh thần cầu thị, học viên đã phấn đấu vượt khó khăn, kiên trì học tập để đạt được những kết quả tốt nhất.

Hướng cho học viên có việc làm sau khi đã được đào tạo nghề, trung tâm chú trọng hiệu quả, đi sâu xây dựng nội dung chương trình sát với thực tế và nhu cầu của học viên khi đã quyết định lựa chọn nghề cho bản thân nên lao động sau đào tạo ở một số địa phương có việc làm đạt khá cao, từ 80-90%, tập trung ở một số ngành nghề nông nghiệp và chăn nuôi thú y. Bởi, những ngành nghề này, các lớp học đều có những mô hình trình diễn rất gần gũi với thực tiễn, tạo cho học viên tinh thần hăng say học tập.

Theo bà Phạm Phương Liên, thời gian qua, TTDN chú trọng đến mạng lưới thông tin, kịp thời phối hợp, lựa chọn một số ngành nghề mang tính thiết yếu và thế mạnh của từng địa phương, có tiềm năng và lợi thế đào tạo đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Thế nhưng hiện nay, TTDN còn thiếu thiết bị dạy nghề, nhất là lĩnh vực kỹ thuật may dân dụng, không đủ máy phục vụ, thiếu giáo viên cơ hữu giảng dạy một số ngành. Bên cạnh đó, nhận thức của một bộ phận lao động nông thôn còn nhiều hạn chế, trình độ văn hoá không đồng đều, nhiều đối tượng nằm trong diện hộ nghèo và hộ cận nghèo không chịu học nghề, không có ý chí vượt khó trong cuộc sống, không có sự tích luỹ. Một số học viên thiếu tính kỷ luật trong học tập, dẫn đến việc tuyên truyền chiêu sinh, đào tạo, mở các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn thời gian qua gặp không ít khó khăn.

Vì vậy, thời gian tới, TTDN mong được sự hỗ trợ của các ngành, các cấp chính quyền, tạo mọi điều kiện tốt hơn nữa để TTDN tiếp tục mở rộng các ngành nghề đào tạo, nhất là một số ngành nghề mà địa phương rất cần trong thời điểm hiện nay và đào tạo một số ngành nghề theo yêu cầu người học. Ðó cũng chính là mục tiêu, quyết tâm của trung tâm để thu hút ngày càng nhiều đối tượng lao động nông thôn theo học, tạo và tìm việc làm ổn định, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn./.

Từ đầu năm đến nay, TTDN huyện Trần Văn Thời đã đào tạo được 43 lớp với trên 1.500 học viên tham gia học nghề, trong đó đào tạo theo Đề án 1956 được 40 lớp với gần 1.400 học viên, đào tạo ở lĩnh vực nghề nông nghiệp được 20 lớp có trên 660 học viên, tập trung ở một số ngành nghề: kỹ thuật nuôi cá trê vàng, kỹ thuật nuôi lươn, kỹ thuật nuôi tôm quảng canh cải tiến, kỹ thuật trồng hoa kiểng, trồng rau màu… Bên cạnh đó, đào tạo nghề ở lĩnh vực phi nông nghiệp được 20 lớp, có gần 700 học viên tham gia, ngành nghề chủ yếu là: may dân dụng, điện dân dụng, nữ công gia chánh…

Báo Cà Mau, 10/12/2015
Đăng ngày 11/12/2015
Bài và ảnh: Mỹ Pha
Nuôi trồng

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 11:36 27/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 10:45 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 09:49 26/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Những loài cá cảnh có hành vi kỳ lạ

Trong thế giới cá cảnh đa dạng và phong phú, những loài cá sở hữu ngoại hình độc đáo hoặc hành vi khác thường luôn có sức hút đặc biệt.

Cá cảnh
• 03:36 29/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 03:36 29/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 03:36 29/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 03:36 29/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 03:36 29/12/2024
Some text some message..