Tập đoàn Thủy sản Minh Phú nuôi tôm giảm giá thành

Tại hội nghị “Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành tôm” do Bộ NN&PTNT cùng UBND tỉnh Cà Mau tổ chức ngày 11/12/2023, ông Lê Văn Quang là Tổng giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú đã giới thiệu Công nghệ nuôi tôm sinh học MPBiO (Công nghệ MPBiO) đã giảm được giá thành, đưa tới lợi nhuận cao.

Tập đoàn thủy sản Minh Phú
Tập đoàn thủy sản Minh Phú

Nhiều đêm thức trắng  

Ông Lê Văn Quang nêu câu hỏi cả ngành tôm đang day dứt: Tại sao giá thành tôm Việt Nam lại cao gấp đôi Ecuador? Và ông trả lời: “Tìm hiểu sâu nhiều năm tôi thấy Ecuador tiếp cận theo cách tôm kháng bệnh/chống chịu cao và nuôi tôm vừa sức tải môi trường nên hơn 20 năm nay họ đã có tôm kháng bệnh và chống chịu cao. Còn Việt Nam tiếp cận theo cách tôm sạch bệnh và lớn nhanh, sạch bệnh nhưng thả vào môi trường đầy rẫy mầm bệnh thì tôm rất dễ chết, lớn nhanh thì khả năng chống chịu với thời tiết, khí hậu và môi trường kém nên tôm cũng dễ chết. Còn giá thành tôm nuôi của Việt Nam cao hơn cả Ấn Độ và Indonesia 30% là vì hai nước kia chỉ nuôi với mật độ 60-70con/m2; Còn Việt Nam nuôi với mật độ 200-500con/m2 để mong sản lượng cao hơn và lợi nhuận cao hơn”.  

Kết quả sau hơn 30 năm nuôi tôm, ông Quang thừa nhận, mong muốn trên của Việt Nam là không thể đạt được. Việt Nam trước kia nuôi với mật độ 60-70con/m2 thì rất thành công, lợi nhuận cao, nhưng rồi cứ tăng lên 120, 150, 200, 250, 300 và tới 350con/m2 lúc nào không hay. Theo đó, tỷ lệ tôm sống ngày càng thấp chỉ dưới 40% và càng nuôi càng lỗ, đến mức trầm trọng. Nên ông Quang đã quyết định trên diện tích của doanh nghiệp, giảm mật độ xuống 150 con/m2 và không để vượt sức tải 2,5 kg/m3 thì tỷ lệ tôm sống nâng lên được 77,5%. Tuy nhiên, vẫn lỗ vì giá thành nuôi cao mà giá bán thấp.  

Tôm nguyên liệuKhả năng chống bệnh của tôm ngày càng thấp. Ảnh: vneconomy.vn

“Chả lẽ mình bỏ nghề nuôi tôm sao? Phải tìm được cách nào vượt qua vấn đề này chứ? Nuôi tôm theo Ecuador thì bất khả thi, còn nuôi tôm theo Ấn Độ và Indonesia thì giá thành tôm quá cao vì môi trường của Việt Nam đã quá xấu rồi, muốn nuôi được tôm thì phải xử lý nước đầu vào thật sạch ngăn chặn mầm bệnh thật nghiêm ngặt nên đẩy giá thành lên rất cao, nuôi được 30 con/kg nhưng vẫn lỗ. Làm thế nào đây?”, ông Quang chia sẻ niềm day dứt ông trong nhiều đêm thức trắng. 

Công nghệ MPBiO 

Sau thời gian dài cùng các chuyên gia, các tiến sỹ khoa học rà soát lại hơn 50 công nghệ nuôi tôm và ông Quang cho hay, đã học và nuôi thử nghiệm để giải cho bài toán hóc búa là nuôi tôm giảm giá thành bằng hoặc thấp hơn Ecuador tức là dưới 80.000 đồng/30con/kg. Thế là ra đời Công nghệ MPBiO, đầu tiên áp dụng 7 ha ở xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau qua 1,5 vụ thành công 100%. Tiếp theo nuôi thử nghiệm 474 ao ở MPLA với Công nghệ MPBiO 2-4-6 cũng thành công.  

Cụ thể, ông Quang giới thiệu, đến giờ này ao nuôi dài nhất là 100 ngày thu size 25 con/kg, ao trung bình 90- 95 ngày thu size 28-34 con/kg, còn ao ngắn nhất 55-65 ngày thu size 50-55con/kg. Đặc biệt nuôi theo Công nghệ MPBiO tôm khỏe và luộc lên có màu đỏ rất đẹp, bán được tôm ôxy giá cao tới 195.000 đồng/30con/kg, trong lúc giá thành không quá 80.000 đồng/30con/kg. 

Công nghệ MPBiO theo ông Quang là tổng hợp của 9 giải pháp công nghệ: Kháng thể IgY, Biomimiray, Copefloc, Biofloc, Tảo khuê, Probiotics, Sinh học, BioClear, Tôm bố mẹ có khả năng chống chịu cao. Công nghệ đã đạt 5 mục tiêu: Phỏng theo tự nhiên, Cân bằng môi trường, Phát triển bền vững, Chi phí sản xuất thấp, Lợi nhuận cao và ổn định.  

Tôm thẻ chân trắngMật độ nuôi là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của tôm trong ao. Ảnh: Báo Nghệ An

Sau thành công ở diện tích nuôi tôm của Minh Phú, ông Quang bộc bạch là lại nhiều đêm trăn trở để làm sao cho người dân nuôi tôm cùng được hưởng lợi của Công nghệ MPBiO, nhất là hơn 70% diện tích nuôi tôm của các hộ nuôi tôm đang treo ao. Và ông Quang quyết định, Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú phải hợp tác với các hộ nuôi tôm để nuôi tôm theo Công nghệ MPBiO và còn phải hợp tác với Công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm quốc tế bán bảo hiểm cho hộ nuôi tôm để giảm thiểu rủi ro và nhất là thông dòng vốn cho nuôi tôm. Vì có Công ty bảo hiểm bán bảo hiểm cho hộ nuôi tôm thì ngân hàng mới sẵn sàng cho hộ nuôi tôm vay tiền với lãi suất phù hợp.  

Sau nhiều tháng Công ty bảo hiểm khảo sát Công cụ giám sát ao nuôi tôm theo thời gian thực TOMOTA của Minh Phú, họ thấy là đã ngăn chặn được trục lợi bảo hiểm và đặc biệt họ khảo sát kỹ Công nghệ MPBiO thấy tỷ lệ thành công rất cao nên đã đồng ý ký hợp đồng bảo hiểm nuôi tôm với Minh Phú. Theo ông Quang, nếu có bảo hiểm nuôi tôm thì hộ nuôi chỉ mua thức ăn nuôi tôm với giá không quá 27.000 đồng/kg chứ không phải mua giá 35.000-40.000 đồng/kg như hiện nay, giảm được trên 25%.  

“Chặng đường phía trước còn gian nan và vất vả nhưng nếu được sự chỉ đạo và đồng hành của các cấp Đảng và Chính quyền cùng sự hợp tác của các hộ nuôi tôm thì chắc chắn giá thành tôm Việt Nam sẽ thấp hơn Ecuador và lúc đó Việt Nam sẽ là cường quốc tôm trên thế giới”, ông Quang kết luận.  

Đăng ngày 26/12/2023
Sáu Nghệ
Góc nhìn

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 10:17 26/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 10:24 24/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 10:13 24/04/2024

Nuôi tôm giảm phát thải từ nguồn gốc

Nuôi tôm-rừng và tôm-lúa có nhiều ưu điểm nhưng vẫn sinh ra khí CH4 tác động xấu tới môi trường và con tôm. Nên giảm phát thải từ nguồn gốc sinh ra là vấn đề trong nuôi tôm, qua chia sẻ của Tiến sỹ Lê Quang Huy là Phó tổng Bộ phận Tôm giống – Nuôi tôm – Công nghệ sinh học của Tập đoàn.

Nuôi tôm-lúa
• 10:26 22/04/2024

Ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi lên sự phát triển của tôm

Trong nuôi tôm, độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu suất sản xuất, đặc biệt trong giai đoạn đặc biệt là trong giai đoạn nuôi tôm giống, sự thay đổi đột ngột về độ mặn có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tồn tại, sinh trưởng, phát triển và duy trì các chức năng sinh học của tôm. Do đó, cần phải xác định ngưỡng độ mặn trong phạm vi phù hợp để đảm bảo sự phát triển của tôm. Qua bài viết này, Tép Bạc sẽ điểm tầm quan trọng của độ mặn và mức độ ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi trong ao tôm.

Đo độ mặn
• 10:03 28/04/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 10:03 28/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 28/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 10:03 28/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 10:03 28/04/2024