Tập trung bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Trong số các sản vật tự nhiên mùa lũ, cá linh được xem là loài khá đặc biệt, ngay với tên gọi của nó. Đây là loài cá có “linh cảm” với mùa nước nổi.

Tập trung bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Cá Linh non vừa bắt được. Ảnh: AGO

Nghịch lý cá linh non

 “Quanh năm chẳng thấy chúng đâu nhưng khi lũ về là có cá linh. Khi cá linh non xuất hiện sớm thì y như rằng lũ sẽ về sớm, cá nhiều thì lũ lớn, cá ít thì lũ nhỏ. Cá linh lớn theo con nước nên khi lũ lên nhanh thì chúng cũng lớn nhanh và ngược lại” - chị Lê Thị Tuyền (ngụ ấp 3, xã Quốc Thái, An Phú), người chuyên bán cá đồng mùa nước nổi thông tin.

Dù hiện nay, cá linh non đã xuất hiện phổ biến tại một số chợ ở TP. Long Xuyên nhưng ở huyện đầu nguồn An Phú, nhiều chợ quê vẫn ít bán loài cá này. “Có lẽ do “thèm” cảm giác ăn cá linh nên dân thành thị sẵn sàng chi 200.000 - 300.000 đồng để mua 1kg cá linh non chứ dân đầu nguồn chúng tôi không mấy thích bởi cá còn quá nhỏ. Hiện nay, chỉ có một số hộ đi đặt đú trên mương và những cánh đồng vừa ngập nước giáp biên giới Campuchia để bắt cá linh non, giao cho những đầu mối sử dụng bình ô-xy, giữ cá sống vận chuyển trực tiếp xuống các chợ lớn ở TP. Long Xuyên và một số chợ huyện trung tâm. Còn ở vùng đầu nguồn, bà con chỉ ăn một ít cho biết vị mà thôi chứ cá nhỏ quá, ăn chưa cảm giác được vị ngon đặc thù của loài cá này” - chị Tuyền chia sẻ thêm.

Dạo một vòng quanh các địa phương đầu nguồn, giáp biên giới khác như: TX. Tân Châu, TP. Châu Đốc, Tịnh Biên, Tri Tôn, việc tiêu thụ cá linh non tại chỗ khá ít, chủ yếu vận chuyển xuống TP. Long Xuyên. Riêng đối với huyện An Phú, nơi có nhiều gian thủy sản lớn, bà con vẫn chưa đóng đáy khai thác. Tại xã Phú Hữu, những vị trí gian thủy sản vùng đầu nguồn như: Lồng Đà - Xẻo Vừng, Năm Thổ Bổn, cột mốc 88, lung Cây Xoài… nước đã lên khá. Tương tự, ở các xã Phước Hưng, Vĩnh Hội Đông, nơi tập trung nhiều gian thủy sản nhất trên sông Hậu, bà con đang tất bật chuẩn bị “đồ nghề” nhưng chưa xuống đáy. “Kinh nghiệm cho thấy, mới đầu mùa, lượng thủy sản còn rất ít, nếu vội xuống đáy sản lượng khai thác không nhiều, không đủ bù chi phí thuê nhân công, ăn uống. Hơn nữa, cá đầu mùa còn rất nhỏ, nếu khai thác sớm sẽ ảnh hưởng sản lượng chính vụ. Dự báo năm nay nước lớn, những thầu đáy kỳ vọng khi nước lên nhiều, lượng cá khai thác sẽ khá hơn các năm trước” - ông Nguyễn Văn Nhiên (ngụ xã Vĩnh Hội Đông) chia sẻ.

Khai thác kết hợp bảo vệ

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Võ Thị Thanh Vân cho biết, qua từng năm, nguồn lợi thủy sản tự nhiên đang suy giảm nghiêm trọng. An Giang là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, giáp với biên giới Campuchia nên công tác bảo vệ và phục hồi, bảo vệ và khai thác hợp pháp nguồn lợi thủy sản tự nhiên theo lũ từ thượng lưu về hạ lưu sông Mekong là yêu cầu cấp bách. Ngày 21-6, khi mực nước vẫn còn thấp, Sở NN&PTNT đã có Công văn số 1011/SNN&PTNT-CCTS, đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố quan tâm, chỉ đạo Phòng NN&PTNT, Phòng Kinh tế phối hợp với các ban, ngành liên quan, UBND xã, phường, thị trấn tăng cường công tác quản lý hoạt động khai thác và phát triển nguồn lợi thủy sản trong mùa lũ năm 2018. Trong đó, tập trung tuyên truyền về mùa vụ khai thác, các đối tượng khai thác (cấm và được phép khai thác), kích thước loài cho phép khai thác, kích thước mắt lưới cho phép của các ngư cụ, cấm sử dụng xung điện đánh bắt thủy sản. Riêng đối với cá linh, mùa vụ được phép khai thác sau ngày 31-8, chiều dài tối thiểu cho phép khai thác cá linh phải từ 50mm trở lên.

Đối với việc khai thác cá bằng lưới đáy, cần chấn chỉnh và thực hiện nghiêm đối với việc không cho phép đặt đáy trên các tuyến sông, kênh từ cấp I đến cấp VI, lòng xép, lòng búng, lòng hồ. Mặt khác, việc tổ chức khai thác đáy cá linh tại các tuyến sông, kênh từ cấp I trở lên vào mùa lũ phải thực hiện đúng các quy định (về mùa vụ khai thác cá linh, kích thước cá linh cho phép khai thác, kích thước mắt lưới tối thiểu tại phần tập trung cá của lưới đáy), phải được sự đồng ý của Sở Giao thông Vận tải hoặc Chi cục Đường thủy nội địa phía Nam. “Đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, sẽ bị xử lý nghiêm theo Nghị định số 103/2013/NĐ-CP (ngày 12-9-2013) và Nghị định số 41/2017/NĐ-CP (ngày 5-4-2017) của Chính phủ và các quy định của tỉnh” - bà Vân nhấn mạnh.

Đối với các quy định liên quan đến khai thác thủy sản, địa phương và người dân thực hiện theo Văn bản hợp nhất số 10/VBHN-BNNPTNT ngày 27-4-2015 của Bộ NN&PTNT về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 4-5-2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất - kinh doanh một số ngành nghề thủy sản. Đồng thời, thực hiện tốt tinh thần Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 11-2-2014 của UBND tỉnh về tăng cường quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh An Giang

Báo An Giang
Đăng ngày 14/08/2018
Ngô Chuẩn
Đánh bắt

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 01:42 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 01:42 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 01:42 27/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 01:42 27/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 01:42 27/11/2024
Some text some message..