Tây Ban Nha: Cảnh báo về việc sử dụng các loài cá tự nhiên làm nguyên liệu thức ăn cho NTTS

Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Khoa Sinh học thực nghiệm của Đại học Oviedo đã phát hiện tám loài cá biển tự nhiên có hàm lượng dinh dưỡng cao trong chuỗi thức ăn dùng trong chế biến thức ăn cho nuôi trồng thủy sản.

Cá cơm nguyên liệu trong thức ăn thủy sản (nguồn: FIS.com)

Cá cơm được tìm thấy trong thức ăn thủy sản (Nguồn:fis.com)

Theo Alba Ardura trưởng nhóm nghiên cứu thì các loài cá đã được tìm thấy là: cá cơm Peru (Engraulis ringens), cá trích cơm (Sprattus sprattus), cá tuyết Thái Bình Dương (Gadus macrocephalus), cá thu (Merlangius merlangus), cá trích (Clupea harengus), cá chình Thái Bình Dương (Ammodytes personatus), cá thu (Trachurus symmetricus) và cá thu xanh (Scomber australasicus).

Trong khi nuôi trồng thủy sản có khuynh hướng làm giảm áp lực khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, các cơ sở nuôi trồng chuyển sang nuôi những loài cá ăn thịt, như cá hồi và cá tuyết. Những đối tượng này đòi hỏi một lượng lớn protein chất lượng cao cho sinh trưởng tối ưu.

"Nếu nguồn protein này thu được từ khai thác ngoài khơi thì nuôi trồng thủy sản không những sẽ không là giải pháp cho khai thác quá mức mà còn là nhân tố đóng góp cho việc đó, và cuối cùng trở thành một nguy cơ đối với hệ sinh thái tự nhiên biển" Alba Ardura cho biết.

Các nhà khoa học tại Đại học Oviedo đã tiến hành phân tích một đoạn DNA của thức ăn công nghiệp dùng cho bể nuôi cá vây gai, cho nuôi cá hồi và bể nuôi cá biển. Sau khi loại bỏ dầu và chất béo từ thức ăn, các trình tự DNA thu được mang so sánh với cơ sở dữ liệu sẵn có để xác định các loài là nguyên liệu cho thức ăn đó, báo cáo của Sinc .

Ardura giải thích rằng "một số loài tìm thấy trong thức ăn thủy sản được mua bán ở dạng sản phẩm tươi sống mà không qua xử lý, vì vậy nảy sinh sự nghi ngờ rằng sự hiện diện của chúng trong thức ăn thủy sản có nguồn gốc từ đánh bắt ngoài tự nhiên", chẳng hạn như trường hợp của cá trích và cá chình Thái Bình Dương.

"Nếu các loài cá tự nhiên này được dùng làm thức ăn công nghiệp cho cá nuôi thì NTTS không có tác dụng làm giảm việc khai thác quá mức ngoài tự nhiên," nhà nghiên cứu này lưu ý.

Vì vậy, Cô đề nghị "một cách cấp thiết" xem xét các thành phần trong thức ăn thủy sản để thay thế bới các nguồn protein khác nhằm giảm khai thác các quần thể cá tự nhiên.

Ardura đề xuất tăng cường nỗ lực để tìm ra các protein từ nguồn khác chẳng hạn như protein thực vật và vì vậy sẽ "giảm thiểu tác động của nuôi trồng thủy sản lên các quần thể tự nhiên."
 

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hệ thống nông nghiệp (CASRAD)
Đăng ngày 25/04/2012
Quang Hưng
Đánh bắt

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất

Ngày nay, việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ bởi giá trị kinh tế cao của loài tôm này, mà còn do thời gian nuôi ngắn và khả năng chịu đựng với độ mặn cao, mở ra cơ hội phát triển mô hình nuôi tôm thẻ với quy mô và chuyên môn ngày càng tốt hơn. Vậy tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất?

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 19:46 06/05/2024

Tình hình tôm chết sớm nghi bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm thẻ (TPD)

Theo ghi nhận từ Sở Nông nghiệp và PTNT về việc rà soát, nắm thông tin tình hình tôm nuôi chết sớm nghi do bệnh TPD và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Tôm thẻ
• 19:46 06/05/2024

Tăng cường quản lý nuôi trồng thủy sản trên biển

Theo dự báo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, hiện tượng El Nino kéo dài từ năm 2023 sẽ duy trì đến tháng 4/2024, sau El Nino suy yếu và có khả năng chuyển sang La Nina vào cuối năm 2024. Vì vậy, hiện tượng nắng nóng tại khu vực Nam Trung Bộ nhiều khả năng đến sớm và xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm.

Nuôi trồng thủy sản
• 19:46 06/05/2024

Hồ Sông Mây chìm trong màn sương cá chết

Hồ Sông Mây, từng là viên ngọc xanh của Đồng Nai, giờ đây chìm trong màn sương mù dày đặc bởi thảm cảnh cá chết trắng hồ do nắng hạn và thi công. Nỗi đau này là hồi chuông cảnh tỉnh về sự tàn phá của biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực của con người lên môi trường.

Hồ mây cá chết hàng loạt
• 19:46 06/05/2024

Nước mưa ảnh hưởng đến sức khỏe tôm

Các trận mưa bất chợt đã xuất hiện xen kẽ vào chuỗi ngày nắng nóng kéo dài trên các khu vực nuôi. Tuy đã giảm được nhiệt độ môi trường đáng kể, nhưng những trận mưa này cũng đem đến rất nhiều nguy hiểm tiềm tàng cho ao nuôi bà con. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao tôm
• 19:46 06/05/2024