Tép vàng, tép bạc

Làm sao để tép cảnh không chỉ dừng lại ở thú chơi mà còn trở thành một mô hình kinh doanh có nhiều tiềm năng?

tép cảnh
Tại Đài Loan, kim ngạch xuất khẩu tép cảnh mỗi năm đã lên đến khoảng 145 triệu USD. Ảnh: nhân vật cung cấp

Trong kinh doanh có câu “thả con tép bắt con tôm” nhưng thực tế ở giới chơi sinh vật cảnh có khi giá trị cả chục kg tôm to chưa bằng một chú tép.

Cầm chiếc que nhựa dài vừa chỉ vừa gạt nhẹ một chú tép đang bơi lội trên những lớp lá cây trong hồ, anh Hoàng Tiến, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Tép cảnh cũng là chủ trại Saigon Shrimps, hướng dẫn cho chúng tôi hàng chục cái tên được quy ước trong giới chơi tép cảnh tại thị trường Việt Nam và thế giới.

“Có một con Taiwanbi vừa búng ra khỏi vỏ, chiếc vỏ tạo ra được tín hiệu con mái sắp ôm trứng, nên những con trống sẽ búng mình bơi liên tục để tìm con mái bắt cặp”, anh Tiến chia sẻ, đôi mắt vẫn không rời những chú tép của mình.

Theo anh Tiến, thú chơi tép cảnh không mới, rộ lên trong khoảng chục năm trở lại đây. Nhưng trước đó, một vài người đã mang từ nước ngoài về một vài giống tép có giá trị cao để tự nuôi, tạo nên một phong trào nuôi tép khá sôi nổi.

“Tép cảnh có nguồn gốc từ Thái Lan, Đài Loan, Đức, Nhật và Việt Nam. Hiện có rất nhiều loại với nhiều tên gọi khác nhau từ Neo Caridina cho đến một số dòng Taiwanbi, mỗi dòng được chia thành Panda shrimp, Kingkong Shrimp, Galaxy...”, anh Tiến giới thiệu. Người chưa biết gì về thú chơi này rất khó nhớ cũng như khó phân biệt được từng loại, nhưng đối với những người chơi chuyên nghiệp, nhìn qua hoa văn, màu sắc, số lượng vằn trên tép là biết ngay giá trị của chú tép nhỏ bé này.

trai tep
Một trại tép chỉ cần đầu tư đơn giản nhưng đòi hỏi công sức chăm sóc rất cầu kỳ. Ảnh: Sơn Phạm

Hiện tép đang bán trên thị trường có nhiều loại, giá phổ biến từ vài chục ngàn đồng đến vài trăm ngàn đồng nhưng cũng có thể lên đến hàng trăm triệu đồng. Nghe nói đến từ “trại” nhiều người sẽ nghĩ ngay đến khu nuôi với nhiều bồn lớn và hệ thống máy oxy như tại các trại cá lớn. Tuy nhiên, trại tép của anh Tiến chỉ là một căn phòng bình thường có máy điều hòa và khoảng hơn chục hồ kính được thiết kế khá đơn giản với hệ thống đèn, máy lạnh chạy cho hệ thống nước. Theo anh Tiến, Saigon Shrimps sở hữu khoảng 1.500 con tép, trong đó, đặc biệt có chú tép Galaxy đỏ có giá hơn 42 triệu đồng và đây cũng là một trong những con tép có giá cao nhất Việt Nam. Hiện giá trị các hồ tép của anh khoảng 500 triệu đồng.

Ngoài cách nuôi thông thường, trại tép của anh Tiến cũng có cách nuôi riêng, có chế độ nuôi từ tép bột đến tép kích cỡ 1-1,2 cm. “Nếu nói về thú chơi thì đơn giản, nhưng để nói về cách nuôi, cách làm kinh tế là một vấn đề lớn. Bởi vì, trong khi nhiều nước có kim ngạch xuất khẩu tép cảnh lớn tại Việt Nam, đây vẫn chỉ là một thú chơi bình thường”, anh Tiến chia sẻ. “Tại Đài Loan, kim ngạch xuất khẩu tép cảnh mỗi năm đã lên đến khoảng 145 triệu USD, trong khi cá cảnh của Việt Nam cũng chỉ đạt vài chục triệu USD và tép cảnh dường như chỉ dừng lại ở thú vui hơn là một mô hình kinh doanh”, đại diện Saigon Shrimps nói thêm.

Chia sẻ cùng NCĐT, anh Trần Phong Thái, một khách hàng đang giao dịch tại đây cho biết, anh là một người chơi mới theo phong trào, để tham gia người chơi cần có tiền và chịu đầu tư. “Chi phí về hồ, tép, trang trí và máy lọc, đến nay tôi đã bỏ vào hơn 5 triệu đồng, chưa kể đầu tư máy lạnh cho nước để nuôi tép, cũng gần 10 triệu đồng”, anh Thái cầm trên tay cặp tép và giới thiệu.

Tuy là một trong những trại tép lớn nhất tại Việt Nam, nhưng theo anh Tiến chia sẻ, mặc dù có nhiều đơn hàng xuất khẩu nhưng anh chỉ có thể bán theo đường tiểu ngạch hoặc xách tay sang nước ngoài với số lượng ít. Bởi vì, hiện chưa có hướng dẫn cụ thể về thủ tục cũng như kiểm định để được xuất khẩu tép cảnh, trong khi tép gửi đi kiểm định khó đảm bảo được điều kiện sống cho chúng.

Anh Tiến cho biết: “Tại Đài Loan, tép cảnh có kim ngạch xuất khẩu lớn nên nhận được nhiều hỗ trợ về pháp lý, được nhà nước đầu tư ngân hàng gen để lai tạo thêm nhiều giống mới, chất lượng và giá trị hơn. Đồng thời, có khu vực quy hoạch trại nuôi và trạm kiểm định, doanh nghiệp có đơn đặt hàng từ nước ngoài sẽ được hỗ trợ kiểm định chất lượng để xuất hàng nhanh chóng”.

Hiện tại, Saigon Shrimps đang thực hiện mô hình tương tự một trại cùng thành viên Câu lạc bộ Yu tại Đài Loan, với mô hình liên kết các trại nuôi nhỏ. Theo đó, anh Tiến đang nâng số lượng hồ nuôi lên 36 hồ. Anh sẽ chuyển giao quy trình, kỹ thuật nuôi với các đơn vị liên kết để tạo nguồn cung ứng bền vững và tăng sản lượng. Đối với thị trường tép cảnh, đơn vị nào sở hữu được đàn tép lớn sẽ quyết định giá thị trường. Nếu liên kết với khoảng 100 người nuôi sẽ có được hàng ngàn hồ với hàng trăm ngàn con tép. Khi đó sẽ tránh được tình trạng manh mún như hiện nay.

“Hiện tại, lượng tiêu thụ tất cả các loại tép cảnh trên cả nước khoảng từ 12.000-15.000 con/tháng. Nếu một tháng, trại có thể sản xuất được 1.000 con Taiwanbi thương mại, tức quy mô trại sẽ có ít nhất 3.000 con giống. Như vậy, ngoài việc tạo được quy mô đàn lớn để nắm giữ thị trường, còn có thể đạt được mức lợi nhuận lớn, trong khi trại của tôi đã giữ được xác suất lên đến hơn 90% lượng trứng”, anh Tiến giải thích. Ngoài ra, điều này còn có tính quyết định về nguồn cung để xuất khẩu, vì mỗi tháng cung ứng được khoảng 10.000 con mới có thể đặt vấn đề với các công ty nhập khẩu tại nước ngoài.

Anh Tiến chia sẻ thêm, mô hình này cũng không dễ nuôi rộng rãi, bởi chỉ sai một thông số về nước, độ pH cũng có thể khiến tép chết. Ngoài ra, là người chơi thực thụ sẽ nắm bắt được giống, loài của tép nên cũng tránh được việc người chơi xô bồ. Để hiện thực hóa được việc xuất khẩu như Đài Loan, Thái Lan... cần lượng người nuôi lớn theo quy mô công nghiệp mới có thể đáp ứng được các đơn hàng. Mặt khác, cũng cần có thêm cơ chế của các cơ quan quản lý, hướng dẫn mới giúp thực hiện được ước mơ kinh doanh kiếm tiền từ thú chơi này.

“Tại một trại thành viên của Yu ở Đài Loan, khu vực nuôi chỉ khoảng 9 m2 với kệ đặt được nhiều hồ tép, thiết kế đúng quy chuẩn mỗi tháng có thể mang về được vài trăm triệu đồng”, anh Tiến hồ hởi cho biết thêm.

Nhịp cầu đầu tư, 20/07/2016
Đăng ngày 21/07/2016
Đức Tài
Kinh tế

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 08:00 31/01/2025

Cập nhật giá tôm thẻ hiện nay và dự báo xu hướng thị trường

Tôm thẻ chân trắng từ lâu đã trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, góp phần quan trọng vào nền kinh tế thủy sản quốc gia.

Giá tôm thẻ
• 08:00 29/01/2025

Tổng quan và phân tích thị trường giá cá lóc hiện nay

Cá lóc là một trong những loài cá được yêu thích nhất tại Việt Nam nhờ hương vị đậm đà, dễ chế biến, và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, giá cá lóc thay đổi đáng kể tùy theo loại, khu vực, và nhiều yếu tố khác

Cá lóc
• 09:59 24/01/2025

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 11:26 23/01/2025

Hiệu quả của các loại thuốc vi sinh trong phòng trị bệnh phân trắng ở tôm

Bệnh phân trắng là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế do tỷ lệ chết cao và giảm năng suất.

Tôm phân trắng
• 23:18 05/02/2025

Cá có ngủ không? Và những sự thật kỳ lạ dưới lòng đại dương

Nhắc đến giấc ngủ, chúng ta thường hình dung đến những trạng thái nghỉ ngơi tuyệt đối như nhắm mắt, nằm yên và thư giãn.

Cá
• 23:18 05/02/2025

Thuần hóa tôm giống

Trong quá trình nuôi tôm, bước thuần hóa tôm giống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đây là giai đoạn giúp tôm giống thích nghi với môi trường ao nuôi, hạn chế tối đa sốc môi trường và các rủi ro về sức khỏe. Nếu thực hiện tốt, việc thuần hóa sẽ giúp tôm phát triển khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh và giảm nguy cơ bệnh tật.

tôm giống
• 23:18 05/02/2025

Sự thật về rùa tai đỏ và lý do chúng bị cấm nuôi

Rùa tai đỏ là một trong những loài rùa cảnh được nuôi phổ biến tại Việt Nam. Với màu sắc bắt mắt và khả năng thích nghi tốt, nhiều người yêu thích và chọn nuôi chúng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng loài rùa này tiềm ẩn nhiều vấn đề về môi trường và pháp lý. Liệu nuôi rùa tai đỏ có hợp pháp không? Chúng có gây hại gì không? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu kỹ tất tần tật về rùa tai đỏ trong bài viết dưới đây!

Rùa tai đỏ
• 23:18 05/02/2025

Phân biệt và lựa chọn tôm giống chất lượng cao

Trước nhu cầu con giống tăng và sự tràn lan của nhiều cơ sở nhỏ lẻ nhập khẩu tôm bố mẹ không rõ nguồn gốc, chất lượng thấp, giá rẻ để sản xuất giống thì việc chọn giống tốt, sạch bệnh được xem là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo thành công của vụ nuôi.

Tôm giống
• 23:18 05/02/2025
Some text some message..