Thả 320.000 con giống thuỷ sản xuống sông Đồng Nai

Sáng 31-3, tại xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai), Sở NN- PTNT Đồng Nai tổ chức lễ thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản nhân kỷ niệm 64 năm ngày truyền thống ngành thủy sản Việt Nam.

Thả cá
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi thả cá xuống sông Đồng Nai. Ảnh: sggp.org.vn

Tham dự lễ thả cá có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, đại diện lãnh đạo Sở NN- PTNT tỉnh và một số sở ngành liên quan.

Đồng Nai có diện tích gần 70.000ha mặt nước, với 18 hồ chứa nước thủy lợi và trên 60 con sông, kênh rạch lớn nhỏ, thuận lợi cho việc nuôi trồng và phát triển các loài thủy sản tự nhiên.

Nhiều loài cá trước đây xuất hiện phổ biến trên lưu vực các sông, hồ trong tỉnh Đồng Nai thì nay rất hiếm gặp như cá cóc đậm, các loài cá trèn, các loài trong họ cá lăng, các loài trong nhóm cá chạch sông do ảnh hưởng của việc xây dựng các hồ chứa nước ở thượng nguồn làm cản trở đường di cư của các loài cá, thu hẹp phạm vi phân bố các loài thủy sản; ô nhiễm môi trường do quá trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp cũng làm các loài thủy sản trên các hệ thống sông cạn kiệt.

Thả cáNgười dân, phật tử chùa Bửu Phước (xã Bình Lợi) tham gia thả cá

Phát biểu tại lễ thả cá, ông Võ Văn Phi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết hoạt động thả cá, tôm giống là hoạt động ý nghĩa nhằm tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản góp phần phát triển bền vững nghề cá trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Địa phương mong rằng thời gian tới hoạt động sẽ được tổ chức thường xuyên và trên nhiều hồ, sông… trên địa bàn tỉnh.

“Thả cá là hoạt động giúp nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong công tác phóng sinh, tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hạn chế các hoạt động tiêu cực tới thiên nhiên, làm biến đổi môi trường, ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Hoạt động thả cá về tự nhiên cũng thể hiện sự quyết tâm của Đồng Nai trong công tác phát triển nền nông nghiệp toàn diện và bền vững”, ông Phi nhấn mạnh.

Dịp này, tỉnh Đồng Nai thả 320.000 con giống các loại cá gồm vồ đém, lăng, thác lác cườm, chạch lấu… và tôm càng xanh xuống sông Đồng Nai.

Sài Gòn Giải Phóng online
Đăng ngày 31/03/2023
Hoàng Bắc
Môi trường

Màng sinh học tạo ra nhớt bạt cho ao nuôi?

Người nuôi dễ dàng bắt gặp tình trạng ao xuất hiện một lớp màng nhớt trên bề mặt ao tôm. Có nhiều trường hợp lớp màng này sẽ nhanh chóng tan đi, nhưng cũng có không ít trường hợp lớp màng này không tan, gây ảnh hưởng xấu cho môi trường ao.

Màng sinh học biofilm
• 10:29 07/12/2023

Mùa lạnh có nên kéo mái cho tôm không?

Tôm thuộc loài động vật biến nhiệt, vậy bà con có cần kéo mái cho tôm vào mùa lạnh hay không? Bài viết sau đây sẽ giúp chúng ta làm sáng tỏ vấn đề này nhé!.

Kéo mái nuôi tôm
• 10:35 05/12/2023

Các tác nhân ảnh hưởng đến hàm lượng oxy hòa tan

Trong quá trình nuôi, việc duy trì hàm lượng oxy hòa tan đủ là rất quan trọng để tránh tình trạng tôm cá chết hàng loạt do thiếu oxy hòa tan. Nhưng hàm lượng oxy hòa tan sẽ bị một số tác nhân làm ảnh hưởng, từ đó sự sống và phát triển của các loài sinh vật trong ao bị đe dọa.

Oxy hòa tan
• 10:00 04/12/2023

Chủ động tránh rét cho cá vào mùa đông

Mùa đông là thời điểm thời tiết lạnh giá, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của cá nuôi. Để hạn chế thiệt hại do rét gây ra, bà con cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống rét cho cá.

Ao cá
• 10:40 02/12/2023

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 02:14 12/12/2023

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 02:14 12/12/2023

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 02:14 12/12/2023

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 02:14 12/12/2023

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 02:14 12/12/2023