Thả cá ra sông - nét đẹp vì một môi trường phát triển

Thả cá xuống sông tưởng như là việc đơn giản, từ xa xưa đã có, nhưng động thái này tại Hải Phòng giờ đã thành một... “nghi lễ” trang trọng thể hiện trách nhiệm của cộng đồng với môi trường hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

tha ca ra tu nhien
Thả cá xuống sông Đa Độ.

Mới đây, tại thị trấn Núi Đối, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng, Sở NN&PTNT thành phố phối hợp với UBND huyện Kiến Thụy tổ chức lễ thả cá nước ngọt ra môi trường tự nhiên sông Đa Độ, con sông lớn và quan trọng nhất đối với vùng ven biển Hải Phòng. Riêng đoạn chảy qua Kiến Thụy, diện tích mặt nước Đa Độ khoảng 500ha, nhiều khúc uốn lượn, trong xanh lạ thường, là nơi cung cấp nguồn nước ngọt phục vụ tưới tiêu, sinh hoạt của người dân và cung cấp nước thô phục vụ cho sản xuất xuất nước sạch. Con sông lớn này cũng là môi trường tự nhiên cho các loài thủy sản sinh sống và phát triển.

Ông Phạm Phú Suất - Phó Chủ tịch UBND huyện Kiến Thụy cho biết, trung bình mỗi năm nguồn lợi thủy sản khai thác tự nhiên từ sông Đa Độ đạt khoảng vài trăm tấn. Tuy nhiên, hiện nay việc đô thị hóa các vùng ven sông với tốc độ nhanh, trên địa bàn nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều kéo theo chất thải, nước thải chưa qua xử lý đổ thẳng ra môi trường theo mương, kênh và cuối cùng ra sông Đa Độ. Bên cạnh đó, việc phát triển nhà ở, đô thị khu vực này diễn ra với tốc độ nhanh, khó kiểm soát phát sinh lượng nước thải từ các khu dân cư, bệnh viện… khiến nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề, thủy sinh không phát triển.

Ngoài ra, từ nhiều năm qua, việc khai thác thủy sản trên sông Đa Độ không theo cách thức truyền thống như bủa lưới, giăng câu mà mang tính hủy diệt, như: dùng điện, lưới kéo có mắt lưới nhỏ đã làm suy giảm nhanh chóng nguồn lợi thủy sản. Sông Đa Độ nên thơ, trù phú ngày nào nay đứng trước nguy cơ trở thành bằng chứng sống về sự đối xử thô bạo của con người với tự nhiên.

Xác định muốn giữ gìn những gì chưa mất, muốn khôi phục lại môi trường trong sạch của tự nhiên cần phải có cách tác động đến cộng đồng nhằm thay đổi hành vi, ý thức. Ý tưởng này của huyện được Sở NN&PTNT đồng tình ủng hộ, tư vấn kỹ thuật và cách thức tiến hành.

Theo đó, ngày 7/10, bằng các nguồn kinh phí huy động, 11,9 vạn con giống được cho là có nguồn gốc liên quan, dễ thích nghi với môi trường tại chỗ đã được thả xuống sông Đa Độ theo nghi thức trang trọng trước sự chứng kiến của đông đảo người dân địa phương.

CAND online
Đăng ngày 15/10/2012
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 02:19 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 02:19 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 02:19 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 02:19 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 02:19 26/11/2024
Some text some message..