Thả xuống biển 900 rạn bê tông "xây nhà cho cá"

900 khối rạn bê tông được thả xuống biển Cà Mau nhằm "xây nhà cho cá". Đây là biện pháp tạo nơi trú ẩn, sinh sôi cho các loài thủy sản ở Cà Mau.

Rạn bê tông
900 khối rạn bê tông được thả xuống biển nhằm "xây nhà cho cá". Ảnh: Chi cục thủy sản Cà Mau

Ngày 7/4, ông Nguyễn Việt Triều – Chi cục Phó Chi cục thủy sản Cà Mau cho biết dự án thả rạn nhân tạo nhằm bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản kết hợp phát triển du lịch trên vùng biển tỉnh bước đầu mang lại hiệu quả tích cực.

Theo đó, năm 2019, được sự hỗ trợ từ Chính phủ Thái Lan, Cà Mau thả 500 khối rạn bằng bê tông xuống khu vực biển Tây của tỉnh để làm nơi trú ngụ cho thủy sản. Dự án thả 5 cụm rạn với kinh phí khoảng 2,7 tỷ đồng, bước đầu cho hiệu quả. Phát huy hiệu quả ban đầu, năm 2022, tỉnh tiếp tục thả thêm 400 khối rạn (kinh phí 2,6 tỷ đồng) xuống biển để ’xây nhà cho cá’ từ chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Rạn bê tôngMỗi khối rạn bê tông nặng khoảng 1,8 tấn. Ảnh: Chi cục Thủy sản Cà Mau

Ông Huỳnh Văn Khải – Phó trưởng Phòng Quản lý khai thác và Phát triển nguồn lợi thuỷ sản (Chi cục Thủy sản Cà Mau), thông tin: Các rạn bê tông giúp cho các loài sinh vật biển có nơi trú ngụ và sinh sản, tránh được việc khai thác mang tính hủy diệt. Thợ lặn quay phim khu vực thả 900 khối rạn với chu vi 5,6 km cho thấy có gần 78 loài đến trú ngụ, trong đó mật độ cá chiếm tỉ lệ cao với 48 loài.

Theo Chi cục thủy sản, 900 khối bê tông được thả trong khu vực khoảng 1,8 km2. Các loài sinh vật tại khu vực rạn đang có đấu hiệu phục hồi, tạo được sự quan tâm lớn từ chính quyền và ngư dân địa phương trong việc bảo tồn nguồn lợi thủy sản.

Bên cạnh đó, kết quả điều tra trước và sau khi thả rạn về hiệu quả thu nhập của ngư dân trong vùng cho thấy nguồn lợi thủy sản có sự thay đổi đáng kể. Cụ thể, sản lượng khai thác trung bình mỗi chuyến sau khi thả rạn của nghề lưới rê (nhóm ngư cụ khai thác thủy sản theo phương thức thụ động) tăng lên hơn 15%, nghề lồng xếp (các ngư cụ lờ, lú bát quái, dớn...) tăng hơn 27%, nghề câu mực tăng lên 16%, nghề ốc bẫy mực tăng lên gần 9,6%.

Trước khi thả rạn, Cà Mau chỉ xác định được 40 loài thương phẩm trong các mẻ khai thác ở khu vực biển này. Còn sau khi thả rạn, số lượng loài trong các mẻ khai thác ở khu vực này tăng lên 97 loài; trong đó có 62 loài cá, 15 loài giáp xác và 20 loài thân mềm.

Cá78 loài thủy sản đến trú ngụ, trong đó mật độ cá chiếm tỉ lệ cao với 48 loài. Ảnh: Chi cục Thủy sản Cà Mau

"Sự xuất hiện của các loài cá dữ như cá bớp, thu, bè, nhồng, mú…cho thấy chuỗi mắc xích thức ăn tự nhiên trong hệ sinh thái vùng rạn đang có dấu hiệu phục hồi tích cực. Đặc biệt, khu vực này đã xuất hiện một số loài có giá trị sinh cảnh như cá bướm, thia, hoàng hậu đuôi trắng, có thể phát triển du lịch lặn biển, câu cá giải trí trong tương lai gần", ông Triều thông tin thêm.

Để duy trì hiệu quả của rạn nhân tạo, định kỳ hàng tháng, Chi cục thủy sản tổ chức họp với tổ đồng quản lý (15 thành viên là ngư dân) và địa phương để báo cáo tình hình canh giữ ’nhà cho cá’.

Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau nhận định, từ các kết quả trên cho thấy có thể triển khai thả rạn nhân tạo để mở rộng thêm diện tích hiện có và nhân rộng thêm tại các khu vực biển khác có điều kiện tương đồng. Từ đó, mang lại hiệu quả cao trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, đưa ngành khai thác thủy sản đi theo hướng bền vững.

Dân Việt
Đăng ngày 08/04/2023
Ngọc Quyên
Lạ

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 13:53 14/11/2024

Sức bật của tôm tít: Vũ khí sinh tồn lợi hại dưới đại dương

Tôm tít, loài sinh vật biển với dáng hình nhỏ bé nhưng mang trong mình những khả năng đáng kinh ngạc, được ví như “võ sĩ quyền anh” của đại dương. Cùng khám phá sức bật của tôm tít và bí mật về những cú đấm mạnh mẽ đã giúp chúng nổi danh trong thế giới hải sản.

Tôm tít
• 10:44 12/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 10:22 07/11/2024

Ngắm nhìn loài hải tiêu đáng yêu tựa nhân vật hoạt hình

Nhiều người tự hỏi: “Liệu những nhân vật hoạt hình chúng ta thường thấy có phải là hình mẫu từ thế giới tự nhiên hay không?” Bởi càng ngày chúng ta càng phát hiện nhiều sinh vật biển có ngoại hình độc đáo và chính điều đó khiến chúng trở nên rất “lạc loài” với thế giới thực.

Loài hải tiêu mới
• 10:07 01/10/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 12:59 25/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 12:59 25/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 12:59 25/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 12:59 25/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 12:59 25/12/2024
Some text some message..