Thái Lan: Vì sao tập trung nuôi tôm cỡ nhỏ?

Người nuôi tôm ở Thái Lan năm nay tập trung nuôi tôm cỡ nhỏ trong khi Inđônêxia cũng đang sản xuất ngày càng nhiều tôm cỡ nhỏ mặc dù vẫn duy trì mục tiêu sản xuất tôm cỡ lớn.Thái Lan tăng cường nuôi tôm cỡ nhỏ do dự kiến nguồn cung tôm cỡ lớn từ Inđônêxia và Ấn Độ tăng.

Thái Lan tập trung nuôi tôm cỡ nhỏ

Một trại nuôi tôm rộng lớn tại Phuket, miền Nam Thái Lan

Theo Jim Gulkin, Giám đốc điều hành Công ty hải sản đông lạnh của Tập đoàn Siam Canadian (Thái Lan), nếu xu hướng thị trường không thay đổi, nông dân Thái Lan có thể vẫn tiếp tục nuôi tôm cỡ nhỏ do giá tôm nguyên liệu cỡ nhỏ liên tục ở mức cao

Giá tôm nguyên liệu cỡ lớn giảm do nhu cầu thấp và nguồn cung dồi dào từ Ấn Độ và Inđônêxia khiến chênh lệch giá giữa tôm cỡ lớn và tôm cỡ nhỏ không nhiều. Vì vậy, người nuôi tôm Thái Lan chưa thấy được nhiều lợi ích từ nuôi tôm cỡ lớn. Do thay đổi xu hướng nuôi nên tổng sản lượng tôm của Thái Lan năm nay có thể ít hơn năm trước.

Ông Don Berger, Giám đốc kinh doanh của Công ty Sea Lion International (Mỹ) cũng đồng tình rằng giá tôm cỡ nhỏ cao do nhu cầu cao nên nhiều nông dân đã chuyển sang nuôi tôm cỡ nhỏ.

Giá tôm nguyên liệu cỡ lớn như tôm thịt, chín để đuôi (CPTO) cỡ 26/30 con/kg hoặc hơn và tôm xẻ lưng cỡ 21/25 giảm do nhu cầu thấp và do sự cạnh tranh từ Inđônêxia về sản xuất tôm cỡ này.

Ernie Wayland, phó giám đốc kinh doanh của nhà NK tôm và hải sản International Marketing Specialists (IMS) của Mỹ cho biết giá tôm HLSO cỡ lớn 16/20 và 21/25 đã giảm 1 USD từ tháng 6/2011 và sẽ còn giảm để giao dịch hết lượng tồn kho.

Trong khi đó, một đại diện của Central  Proteinaprima (CP Prima) của Inđônêxia cho biết năm nay người nuôi tôm nước này sẽ sản xuất nhiều tôm cỡ nhỏ hơn năm trước tuy vẫn tập trung nuôi tôm cỡ lớn. Người nuôi đã biết điều chỉnh cỡ tôm theo xu hướng tiêu thụ của thị trường.

Mặc dù người nuôi tôm Inđônêxia vẫn đặt mục tiêu sản xuất tôm cỡ lớn nhưng từ sau đợt tôm bị nhiễm bệnh hoại tử cơ mấy năm gần đây, họ đã điều chỉnh phương thức nuôi và sẽ sản xuất nhiều tôm cỡ nhỏ hơn năm ngoái nhưng cũng không có nhiều tôm cỡ nhỏ cho XK .

Với diện tích 1 mét vuông, người nuôi thả ít giống hơn và tiến hành thu tỉa sau 70 ngày nuôi,  giữ lại lượng tôm trong ao để tiếp tục nuôi. Theo cách này, trước hết họ thu hoạch tôm cỡ khoảng 70/80, tiếp đến cỡ 41/51 và sau đó tăng lên cỡ 16/26. Phương pháp này giúp thu hoạch được một sản lượng tôm cỡ nhỏ nhưng ít và nhu cầu trong nước đối với tôm cỡ này cao nên khối lượng dành cho XK bị hạn chế. Thu tỉa được áp dụng ở phía đông Inđônêxia. Trong khi ở phía tây, người nuôi chỉ thu hoạch một lần từ khi thả giống, tuy nhiên họ không để tôm phát triển quá lớn, chủ yếu chỉ đến cỡ 21/25 và 26/30.

Nguồn cung ổn định

Nhìn chung, nguồn cung tôm ở Thái Lan vẫn ổn định. Vụ thu hoạch tôm sẽ diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10 và sản lượng được cho là sẽ không vượt mức dự kiến.

Những năm gần đây, các nhà XK tôm của Thái Lan đã tăng công suất chế biến nên công suất chế biến có thể cao hơn khả năng sản xuất nguyên liệu. Đây là yếu tố chính giữ giá tôm nguyên liệu ổn định từ nửa cuối năm 2010 đến năm 2011 và đầu năm 2012. Tuy nhiên, cuối năm 2012 giá có thể giảm nhẹ.

Nếu thời tiết thuận lợi và không bùng phát dịch bệnh, giá tôm trung bình năm nay sẽ giảm nhẹ so với năm ngoái và sẽ phục hồi trở lại vào mùa cao điểm tiêu thụ tôm.

Tôm CPTO cỡ 41/50 từ Thái Lan có giá 4,80 USD/pao và tôm HLSO giá 3,60 USD/pao. Một nhà NK tôm ở Châu Âu cho biết rất khó dự đoán giá tôm do dịch bệnh và thiên tai có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.

Thiraphong Chansiri, chủ tịch Tập đoàn Thai Union Frozen Products của Thái Lan dự kiến năm nay giá tôm nguyên liệu có thể tăng 5 – 10%. Do khó dự đoán giá tôm nên tập đoàn này chỉ thực hiện các hợp đồng ngắn hạn để có thể điều chỉnh giá giao dịch theo xu hướng nguồn cung.

Việc dự đoán chính xác giá tôm của Thái Lan không chỉ dựa vào tình hình sản xuất của nước này mà còn căn cứ vào các thị trường như Việt Nam, Ấn Độ, Inđônêxia và Mỹ La tinh.

 

Theo IntraFish
Đăng ngày 04/04/2012
Nuôi trồng

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 02:45 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 02:45 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 02:45 27/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 02:45 27/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 02:45 27/11/2024
Some text some message..