Tham gia bảo hiểm, ngư dân thua thiệt

Với chủ tàu cá, con tàu là cuộc sống của gia đình họ. Với thuyền viên, mạng sống và công việc chính là miếng cơm manh áo của vợ con. Tham gia bảo hiểm (BH), nếu rủi ro xảy ra, những điểm tựa quan trọng đó bị mất đi mà không ảnh hưởng đến cuộc sống. Thế nhưng thực tế cho thấy, nguyện vọng trên chưa được đáp ứng.

Chèo thuyền thúng

Lập lờ

Bình Định là tỉnh có đội tàu đánh bắt khơi xa (từ 90 CV trở lên) khá lớn so trong khu vực với gần 4.000 chiếc. Một nửa trong số này đã tham gia BH thân tàu, vỏ tàu và máy tàu. Bà Mai Kim Thi, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác & BVNL thủy sản Bình Định cho biết: “Từ năm 1997 trở về trước, khi còn chương trình đánh bắt xa bờ, 100% tàu cá trong dự án đều bắt buộc phải tham gia BH thân, vỏ và máy tàu. Bây giờ, ngư dân tự đầu tư sắm tàu thì vấn đề BH không còn bắt buộc mà tự nguyện. Tuy nhiên, xuất phát từ suy nghĩ bảo vệ tài sản, các chủ tàu tham gia BH đến gần 2.000 chiếc”.

Tuy đã đóng BH nhưng chủ tàu nào cũng muốn bình yên. Song khi rủi ro xảy ra, các chủ tàu hầu hết bị thua thiệt, khi bên BH căng kè những điều khoản mà khi đặt bút ký hợp đồng mà họ không được biết. Ngư dân Phan Công Nghiệp ở thôn Thạnh Xuân, xã Hoài Hương (Hoài Nhơn) trước đây là chủ 4 chiếc tàu cá đánh bắt khơi xa, tâm sự: “Nói riêng về BH thân tàu (phí được tính theo CV), chúng tôi bị khống chế tọa độ đánh bắt. Nếu hoạt động tại tọa độ ngoài vùng khống chế mà bị tai nạn sẽ gặp khó khăn trong việc bồi thường từ phía BH, lúc này tàu gặp nạn chỉ được hỗ trợ phần nào. Rắc rối nhất là những điều khoản về BH máy tàu (phí tính theo dung tích). Máy móc nào dùng lâu mà không hỏng hóc.

Thế nhưng khi máy tàu bị hỏng ngoài vùng bão gió, bên BH luôn đổ thừa cho mình là trong khi vận hành do thợ máy không thiện nghệ nên gây sự cố. Trong khi đó, máy tàu thường xuyên bị nghẹt lin, nghẹt bét gây gãy cốt máy. Lúc này chúng tôi cũng chỉ được hỗ trợ chứ không được BH. Chỉ khi máy tàu bị hỏng khi gặp bão gió, nước tràn vào gây hỏng máy mới được bồi thường”.

Cũng theo ông Nghiệp, khi thực hiện hợp đồng BH, bên bán BH không công khai những ràng buộc. Thế nhưng khi bị sự cố, họ mang bảng điều khoản ra căng kè để áp mức bồi thường. Giấy trắng mực đen, lúc này các chủ tàu không thể cãi nên đành cam chịu thua thiệt.

1 ngư dân = 10-20 triệu

Tính bình quân 10 thuyền viên đi trên 1 tàu đánh bắt xa bờ, thì với gần 4.000 chiếc tàu trên 90 CV, Bình Định hiện có khoảng 40.000 lao động thường xuyên lênh đênh ngoài khơi xa. 100% số thuyền viên này đều đã tham gia BH tai nạn. Bà Mai Kim Thi cho hay, trước đây, tàu cá nào mua BH cho thuyền viên thì trong hợp đồng ghi đích danh tên của các thuyền viên đi trên tàu. Có như vậy khi gặp sự cố bên BH mới bồi thường.

Thế nhưng theo ngư dân Phan Công Nghiệp, không 1 tàu cá nào có lực lượng thuyền viên ổn định, mà hầu hết thay đổi lao động theo từng chuyến biển. Thuyền viên thay đổi tàu như thay áo. Nếu tàu này làm ăn không hiệu quả thì họ bỏ, chuyển đi tàu khác ngay. Trong thực tế đó, nếu thuyền viên gặp rủi ro mà tên người gặp nạn đang đi không đúng con tàu đã đăng ký mua BH thì trớt quớt, bên BH không bồi thường.

Trước thực tế này, không chịu thua thiệt, ngư dân đấu tranh chuyển hình thức BH tai nạn thuyền viên bằng cách chủ tàu chỉ mua số lượng, còn cụ thể thuyền viên nào ra khơi trên chiếc tàu ấy được các Trạm biên phòng xác nhận. Hoàn tất các thủ tục ấy, khi thuyền viên gặp nạn, bên BH phải bồi thường.Điều chua xót nhất là dù ngư dân muốn được BH mức cao hơn, để nếu gặp rủi ro, lao động kiếm tiền chính trong gia đình mất đi mà không ảnh hưởng đến tài chính của gia đình cũng không được. Những thuyền viên chỉ được BH từ 10-20 triệu đồng. Đồng nghĩa sinh mạng của họ chỉ có giá trị chừng ấy!

Ông Nghiệp nói: “Thuyền viên là người kiếm ra tiền duy nhất trong gia đình, người vợ chỉ biết vá lưới và nội trợ. Bao nhiêu lo toan hằng ngày đều trông vào những đồng tiền được thuyền viên mang về sau những chuyến biển. Thế nhưng khi chỉ được BH chỉ từ 10-20 triệu đồng, nếu gặp tai nạn, số tiền trên chẳng bỏ bèn gì so với nhu cầu sống của cả gia đình họ. Tuy nhiên, họ muốn mua BH mức cao hơn thì bên BH không chấp thuận”.

“Hiện nay, Bảo Minh chỉ BH cho thuyền viên ở mức 10 triệu đồng/người, mức phí đóng là 52.000 đ/người/năm. Bảo Việt bảo hiểm cao hơn nhưng mức chót cũng chỉ 20 triệu đ/người với mức phí đóng 112.000 đ/người/năm. Không ngờ sinh mạng của những người hành nghề biển như tụi tui rẻ thiệt”, ngư dân Phan Công Nghiệp.

nongnghiep.vn
Đăng ngày 11/07/2012
VŨ ĐÌNH THUNG
Đánh bắt

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 09:28 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 09:28 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:28 27/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:28 27/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:28 27/11/2024
Some text some message..