Thận trọng khi sử dụng điện trong nuôi tôm

Mặc dù đã được cảnh báo, nhưng tai nạn điện gây chết người, nhất là ở các vuông tuôi tôm nước lợ, tiếp tục xảy ra trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

Thận trọng khi sử dụng điện trong nuôi tôm
Kéo điện phục vụ nuôi tôm không đúng kỹ thuật nguyên nhân tìm ẩn tai nạn về điện.

Từ đầu năm 2018 đến nay, ở Sóc Trăng đã xảy ra 12 vụ tai nạn điện làm chết 12 người. Trong đó có 7 vụ xảy ra do việc sử dụng điện nuôi tôm, thị xã Vĩnh Châu là địa phương có đến 5 vụ tai nạn điện trong khu vực nuôi tôm.

Hơn một năm nay, mỗi ngày thắp hương trước di ảnh của chồng, chị Huỳnh Thị Cẩm ở Xã Vĩnh Hiệp, thị xã Vĩnh Châu đều không thể cầm được nước mắt. Trước đây, chồng chị là anh Lê Bình Khiêm làm thuê cho chủ tàu đánh cá nên thường xuyên lênh đênh trên biển, còn chị ở nhà làm thuê để có thêm thu nhập. Cưới nhau được gần 5 năm, chị mới hưởng được niềm vui làm mẹ và niềm vui ấy như được nhân lên khi chị được cha, mẹ chia cho 1 ao để nuôi tôm 1.000m2. Anh chị chăm sóc đàn tôm và nuôi hy vọng trúng mùa, chồng chị không làm thuê trên tàu biển nữa mà vợ chồng kiếm thêm việc làm ở địa phương và cùng chăm lo cho con, thế nhưng mọi hy vọng đều tan biến. Chị Huỳnh Thị Cẩm tâm tình: “Vụ đầu tiên nuôi tôm phát triển rất là tốt, vợ chồng tôi rất là vui mừng, cố gắng chăm sóc để có vụ thu hoạch hiệu quả cao. Nhưng trong quá trình nuôi do chồng tôi bất cẩn trong sử dụng điện nên bị điện giật tử vong, tôi rất là đau lòng. Từ sự cố tai nạn về điện của chồng tôi, mong bà con nuôi tôm sử dụng điện sao cho an toàn đừng để có hoàn cảnh như tôi”.

Các hộ nuôi tôm trong tỉnh chủ yếu là nuôi tôm thẻ chân trắng nên hầu hết các vuông tôm đều phải có dàn quạt nước để cung cấp oxy cho đàn tôm nuôi. Để tiết kiệm chi phí, nhiều hộ tự kéo nhánh điện từ sau công tơ ra vuông tôm. Có nhiều vuông tôm, các nhánh điện được giăng kéo sơ sài, có nơi hộ nuôi tôm sử dụng dây điện tiết diện nhỏ, tùy tiện sử dụng cây gỗ nhỏ làm cột trụ và không có sử dụng thiết bị cách điện… đây là nguyên nhân dễ dẫn đến tai nạn điện xảy ra, gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

Đáng lo ngại là nhiều hộ nuôi tôm chỉ kéo từ công tơ điện ra một dây pha (còn gọi là dây nóng) và đóng cọc sắt dưới vuông tôm (còn gọi là đóng te) nối dây vào sử dụng thay cho dây trung tính (còn gọi là dây nguội). Đóng te chẳng những nguy hiểm cho người sử dụng mà còn cho người chung quanh vì nếu mối te bị lỏng thì sẽ giật chết người.

Là vùng trọng điểm nuôi tôm của thị xã Vĩnh Châu, từ năm 2015 đến nay, xã Vĩnh Hiệp đã xảy ra 9 vụ tai nạn điện trong vuông tôm làm chết 9 người. Ông Nguyễn Hoàng Vũ, Trưởng  Công An xã Vĩnh Hiệp - thị xã Vĩnh Châu cho biết: “Hộ nuôi tôm khi kéo điện ra ao nuôi để chạy quạt, thay vì phải kéo 2 dây cho an toàn nhưng vì muốn tiết kiệm nên chỉ kéo 1 dây nên rất nguy hiểm. Còn về kỹ thuật đóng cọc cho điện tiếp đất, bà con không tuân theo khuyến cáo của ngành chuyên môn; các thiết bị điện sử dụng lâu ngày bị rò rĩ cũng là nguyên nhân gây ra tai nạn về điện”.


Cán bộ ngành điện nhắc nhỡ hộ nuôi tôm sử dụng điện an toàn.

 Hàng năm, công ty Điện lực Sóc Trăng đã đầu tư khoảng 1 tỉ đồng phối hợp cùng các ngành, các cấp tuyên truyền, vận động, hướng dẫn sử dụng điện an toàn, tiết kiệm nhằm nâng cao ý thức an toàn về điện cho khách hàng. Tuy nhiên vẫn còn không ít hộ chủ quan, lơ là trong việc thực hiện các biện pháp an toàn khi sử dụng điện. Ông Nguyễn Chí Nhơn, Phó Giám đốc công ty Điện lực Sóc Trăng cho biết: “Trong thời gian tới, để giảm thiểu tai nạn điện, nhất là ở khu vực nuôi tôm, theo tôi thì Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần xây dựng các tiểu phẩm lồng ghép nội dung an toàn về điện. Các đơn vị Báo, Đài tăng cường tuyên truyền đến người dân trên các phương tiện thông tin đại chúng về sử dụng điện an toàn. Đơn vị quản lý Nhà nước, Sở Công thương vào cuộc một cách mạnh mẽ hơn trong công tác tham mưu cho lãnh đạo tỉnh ban hành những quy định, trong đó có những biện pháp chế tài đủ mạnh đối với những cá nhân, những hộ sử dụng điện không an toàn”.   

 Điện là nguồn năng lượng chính trong sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh của mọi người, song việc sử dụng điện cũng ẩn chứa nhiều nguy hiểm, nếu bất cẩn rất dễ dẫn đến các tai nạn nghiêm trọng. Vì vậy, người dân cần phải thực hiện các biện pháp an toàn khi sử dụng điện, để hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ xảy ra tai nạn điện, đảm bảo an toàn cho chính mình và cộng đồng.

STV
Đăng ngày 17/10/2018
Mỹ Duyên
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

Tôm chết nổi trên mặt nước

Một trong những hiện tượng nghiêm trọng và ám ảnh nhất chính là tôm chết nổi trên mặt nước. Đây không chỉ là dấu hiệu cho thấy sức khỏe đàn tôm đang bị đe dọa nghiêm trọng, mà còn là lời cảnh báo về một chuỗi vấn đề tiềm ẩn trong quy trình quản lý ao nuôi. Qua bài viết này, tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn đã tích lũy được trong quá trình nuôi, nhằm giúp bà con hiểu rõ nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả hiện tượng tôm chết nổi.

Tôm chết
• 10:10 22/04/2025

Hệ thống cảnh báo sớm dịch bệnh trong nuôi tôm thông qua phân tích dữ liệu

Hệ thống cảnh báo sớm dịch bệnh trong nuôi tôm thông qua phân tích dữ liệu là một công nghệ tiên tiến giúp phát hiện và ngăn ngừa dịch bệnh trong ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong nuôi tôm thâm canh.

Máy đo môi trường
• 10:47 21/04/2025

Nếu vì một nguyên nhân nào đó sinh ra khí độc thì phải xử lý như thế nào?

Trong quá trình nuôi tôm, khí độc là một trong những yếu tố nguy hiểm âm thầm nhưng đầy sát thương.

Ao nuôi tôm
• 10:02 21/04/2025

Một số loài nấm dễ xuất hiện trong ao nuôi

Trong hành trình nuôi tôm, ai cũng quen với những “hung thần” như vi khuẩn Vibrio, khí độc NH₃, NO₂ hay tảo độc bùng phát. Nhưng ít ai chú ý đến một nhóm “sát thủ thầm lặng” khác – nấm thủy sinh.

Nấm ở ao nuôi
• 10:05 18/04/2025

Nhu cầu oxy cho tôm thẻ chân trắng và các vấn đề liên quan

Nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình thâm canh, thâm canh công nghệ cao, siêu thâm canh, do bà con thả nuôi mật độ cao, nên hàm lượng oxy hoà tan trong ao nuôi rất cần cho hoạt động sống, trao đổi chất, bắt mồi, tăng trưởng, khả năng đối phó dịch bệnh, thay đổi thời tiết, biến động thông số môi trường. Nhu cầu oxy của tôm thẻ chân trắng trong ao nuôi từ ≥ 6 mg/lít trở lên, trong quá trình nuôi, bà con đáp ứng đủ nhu cầu trên tôm phát triển tốt, tăng trưởng nhanh, ít bệnh, tỷ lệ sống cao. Ngược lại, oxy không đủ cung cấp theo nhu cầu, tôm còi cọc, chậm lớn, dễ nhiễm bệnh, tỷ lệ sống thấp.

Ao nuôi tôm
• 14:05 22/04/2025

Tôm chết nổi trên mặt nước

Một trong những hiện tượng nghiêm trọng và ám ảnh nhất chính là tôm chết nổi trên mặt nước. Đây không chỉ là dấu hiệu cho thấy sức khỏe đàn tôm đang bị đe dọa nghiêm trọng, mà còn là lời cảnh báo về một chuỗi vấn đề tiềm ẩn trong quy trình quản lý ao nuôi. Qua bài viết này, tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn đã tích lũy được trong quá trình nuôi, nhằm giúp bà con hiểu rõ nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả hiện tượng tôm chết nổi.

Tôm chết
• 14:05 22/04/2025

Lặn biển đêm bắt hải sâm gai: Nghề mưu sinh độc đáo của ngư dân Phú Quý

Lặn biển ban đêm để bắt hải sâm gai là một nghề truyền thống độc đáo của ngư dân đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận. Hoạt động này không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định mà còn góp phần bảo vệ hệ sinh thái biển.

Thợ lặn biển
• 14:05 22/04/2025

Gan tôm như thế nào gọi là xấu?

Gan tụy là cơ quan nội tạng quan trọng của tôm, đóng vai trò trong tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng và giải độc. Sức khỏe của gan tụy phản ánh trực tiếp tình trạng tổng thể của tôm nuôi. Gan tụy bị tổn thương không chỉ làm giảm tốc độ tăng trưởng mà còn khiến tôm dễ mắc các bệnh nguy hiểm như hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS).​

Tôm thẻ chân trắng
• 14:05 22/04/2025

Ốc sên tím Janthina janthina trôi dạt vào bờ biển gây xôn xao

Thời gian gần đây, cư dân mạng liên tục chia sẻ hình ảnh và video ghi lại một loài ốc sên biển có màu tím lạ mắt xuất hiện dọc theo các bờ biển.

Ốc tím
• 14:05 22/04/2025
Some text some message..