Thăng trầm làng cá Tân Thành

Nghề nuôi cá bống tượng, cá chình khởi điểm tại xã Tân Thành, TP Cà Mau và được duy trì, phát triển đến nay trên 20 năm. Nông dân nơi đây đã từng chứng kiến sự thăng trầm của mô hình này, nhưng họ vẫn lạc quan đối diện và vượt qua khó khăn, thách thức.

Trang trại nuôi cá bống tượng, cá chình của ông Chín Hận, tại ấp 3, xã Tân Thành, TP Cà Mau.
Trang trại nuôi cá bống tượng, cá chình của ông Chín Hận, tại ấp 3, xã Tân Thành, TP Cà Mau.

Xã Tân Thành có diện tích nuôi cá bống tượng, cá chình lớn nhất tỉnh, trên 236 ha, với 1.422 hộ nuôi. Đến thời điểm này, dù cá nuôi đến kỳ thu hoạch nhưng trên 60% hộ “neo” ao, không xuất bán vì… chờ giá.

Được biết, giá cá thương phẩm mua tại ao đối với cá bống tượng hiện tại là 230.000-240.000 đồng/kg; cá chình 450.000 đồng/kg. Cách đây không lâu, giá cá bống tượng dao động từ 420.000-440.000 đồng/kg, cá chình khoảng 555.000 đồng/kg.

Những “bước chân” tiên phong

Ông Chín Hận (Huỳnh Văn Hận) dõi tầm mắt ra trang trại nuôi cá của mình, nhớ lại: “Tôi là một trong số ít bà con ở vùng đất này làm quen với nghề nuôi cá bống tượng từ những năm 1990. Ban đầu không có ý định nuôi đối tượng này vì mục đích kinh tế, bởi cá bống tượng khi ấy không ai mua. Tôi nuôi cá bống tượng chỉ vì thấy nguồn cá giống tự nhiên bắt được mình bỏ thì tiếc quá”.

Vậy mà, chỉ có một ao cá bống tượng sau hơn một năm nuôi thí điểm, không chi phí về con giống, thức ăn, ông Chín Hận bán cá thịt ở chợ Cà Mau thu về giá trị kinh tế trên 50 giạ lúa thời đó. Thấy hiệu quả kinh tế khá cao, ông Chín đi thu gom cá giống tự nhiên ở xung quanh và các huyện Trần Văn Thời, U Minh về thả nuôi 3 ao trong vườn… để được bài học rất đắc.

Ông Chín Hận trải nghiệm: “Thấy dễ “ăn” nhưng không phải vậy(!). Con cá bống tượng nuôi mật độ dày thì môi trường phải thoáng, nhiệt độ phù hợp; chế độ thức ăn, dinh dưỡng phải đầy đủ, đặc biệt là phòng trừ một số bệnh thường gặp như: bệnh ký sinh, đường ruột, xuất huyết…

Điều này 20 năm trước tôi hoàn toàn mù tịt nên thất bại ngay ở lần “xuất quân” chính thức đầu tiên. Không nản chí, tôi khăn gói đi học tập kinh nghiệm của bà con ngoài tỉnh, cùng sự miệt mài nghiên cứu tài liệu để đủ tự tin mở rộng mô hình này”.

Ở xã Tân Thành thời đó còn có hộ ông Sáu Khải, hộ ông Tư Phương, hộ ông Hai Thành… tiên phong thực hiện mô hình nuôi cá bống tượng. Khi thấy nghề nuôi cá bống tượng ở đây phát triển, các thương lái nhiều nơi đến thu gom cá thương phẩm.

Đặc biệt, các thương lái còn mang theo một số cá chình giống từ miền Trung vào cho bà con nuôi thử nghiệm, không ngờ hiệu quả kinh tế còn cao hơn nhiều so với cá bống tượng. Vậy là, cùng với cá bống tượng, con cá chình trở thành đối tượng nuôi quan trọng của bà con Tân Thành từ sau năm 1995 đến nay.

Thời vàng son

Lần đầu tiên ông Chín Hận lên ao cá bống tượng, cá chình theo hình thức trang trại, giống như một ngày hội. Cán bộ, bà con nhân dân trong xã tập trung về đây tham quan rất đông. 15 năm về trước, cầm trong tay trên 500 triệu đồng thu từ nuôi cá gần như chuyện không tưởng của bà con trong xã Tân Thành nói riêng và bà con trong tỉnh nói chung.

Vậy là phong trào nuôi cá bống tượng, cá chình bắt đầu phát triển rầm rộ trong xã Tân Thành. Người người cải tạo vườn tạp, đất hoang hoá để đào ao nuôi cá, nhà nhà đi học tập kinh nghiệm nuôi cá.

Theo số liệu thống kê,  năm 2000 có trên 70% số hộ dân trong xã cải tạo ao nuôi cá, đến nay có trên 97% hộ dân nuôi cá chình, cá bống tượng. Tùy điều kiện về quỹ đất, có hộ nuôi từ 1 đến 2 ao,  hộ nuôi nhiều nhất là trên 50 ao, khoảng 3 ha, như trang trại của ông Chín Hận.

Ông Lê Ngọc Sẻn, ấp 3, xã Tân Thành, cho biết: “Thời điểm cải tạo ao nuôi cá rầm rộ nhu cầu xáng cuốc không đủ, một số hộ dân không thể chờ được phải đi xuống huyện U Minh, Thới Bình, Trần Văn Thời tìm công lao động về đào ao theo hình thức thủ công để kịp thả cá nuôi”.

Theo đó, liên tục nhiều năm liền nông dân Tân Thành trúng đậm vụ cá bống tượng, cá chình. Bà con vừa đạt năng suất vừa đạt giá bán cá thương phẩm rất cao. Có nhiều hộ từ nghèo khó vươn lên thoát nghèo, từ khá giả vươn lên làm giàu từ mô hình này.

Ông Trần Quang Thum, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Thành, cho biết, khi bà con “ăn nên làm ra” từ con cá chình, cá bống tượng đã góp phần đáng kể vào công tác xoá đói giảm nghèo của địa phương, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,93% theo tiêu chí mới.

Bà con tích cực đóng góp vật chất xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Đặc biệt, với mô hình này góp phần đạt tiêu chí về hình thức tổ chức sản xuất của xã nông thôn mới, với 1 hợp tác xã, 6 tổ hợp tác và 2 câu lạc bộ nuôi trồng, sản xuất như hiện nay.

Giảm chi phí, tăng hiệu quả

Ông Trương Huỳnh Lãm, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Thành, cho biết, dù tình hình nuôi cá bống tượng, cá chình gặp khó khăn về giá cả, nhưng nông dân trong xã vẫn không nản chí. Ngoài việc không bán cá thương phẩm để chờ giá, nhiều bà con bắt đầu ý thức tiết kiệm chi tiêu trong quá trình nuôi trồng, sản xuất.

Cụ thể, nhiều hộ tự ươm cá bống tượng giống để nuôi, hạn chế chi phí con giống đầu vào; thả cá mật độ thưa hơn trước để giảm chi phí thuốc vi sinh cải tạo ao đầm do dễ bị ô nhiễm; quản lý chặt chẽ nguồn thức ăn cho cá, không cho ăn dư như trước, vừa tiết kiệm nguồn thức ăn, vừa tránh ô nhiễm nguồn nước; giảm bớt nhân công lao động; tranh thủ đất bờ ao để chăn nuôi, trồng hoa màu, cây ăn trái tạo thêm nguồn thu nhập…”.

Ông Nguyễn Thành Phương, Phó Chủ nhiệm Hợp tác xã Tân Thành Tiến, chia sẻ: “Giá cá bống tượng, cá chình thương phẩm dù có giảm so với trước, nhưng vẫn còn cao so với một số đối tượng nuôi khác. Đã qua, hợp tác xã chúng tôi bàn nhiều giải pháp để giảm chi phí sản xuất.

Trong đó, có giải pháp đưa khoa học - kỹ thuật vào nuôi trồng để giảm chi phí, tăng năng suất gắn với thực hiện một số mô hình trồng rau màu, thanh long, xoài, bưởi… nuôi heo, gà, vịt để tạo thêm nguồn thu nhập. Hợp tác xã còn thành lập cửa hàng nhằm cung ứng phân bón, vật tư nông nghiệp, tư vấn kỹ thuật cho xã viên và bà con trong vùng”.

Để duy trì hình thức tổ chức sản xuất đạt chuẩn nông thôn mới bằng mô hình nuôi cá bống tượng, cá chình như hiện nay, ông Trần Quang Thum mong muốn Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sớm tìm ra thị trường xuất khẩu mới ổn định để phát huy tính cạnh tranh, vừa hạn chế tình trạng độc quyền “ăn” cá bống tượng, cá chình của thị trường Trung Quốc như thời gian qua.

Có như thế, nông dân Tân Thành nói riêng và nông dân Cà Mau nói chung mới thiết tha với đối tượng nuôi này trong tương lai./.
 

baocamau.com.vn
Đăng ngày 28/11/2012
Bài và ảnh: Chí Công
Nuôi trồng

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 09:51 23/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 22:56 23/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 22:56 23/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 22:56 23/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:56 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 22:56 23/12/2024
Some text some message..