Thăng trầm nghề nuôi cá cảnh

Là tỉnh có hệ thống kênh rạch chằng chịt cùng bờ biển dài hơn 32 km và vị trí địa lý gần TP.HCM nên Tiền Giang có điều kiện rất thuận lợi để nuôi cá cảnh, song nghề này vẫn chậm phát triển.

cá cảnh
Cá cảnh, một đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao

Không biến động

Theo giới kinh doanh cá cảnh lâu năm, nghề nuôi cá cảnh tại Tiền Giang bắt đầu hình thành từ đầu những năm 1980 với một cơ sở chuyên bán cá cảnh tại phường 1 (TP Mỹ Tho). Nhưng chỉ vài năm sau thì cơ sở này đóng cửa.

Mãi đến năm 1990, nghề SXKD cá cảnh mới bắt đầu nhen nhóm trở lại với vài hộ làm quy mô nhỏ. Điển hình là hộ ông Nguyễn Văn Giác ở phường 5 (TP Mỹ Tho) chuyên nuôi cá tàu, lia thia trên diện tích 400 m2, hộ ông Lê Văn Đực cũng nuôi 300 m2.

Trong 5 năm gần đây, quy mô cũng như sản lượng các cơ sở SXKD cá cảnh vẫn không có sự biến động lớn. Bên cạnh cơ sở mới hình thành thì cũng có nơi hoạt động không hiệu quả phải đóng cửa. Hiện nay, theo số liệu khảo sát chưa đầy đủ của ngành chức năng, Tiền Giang có trên 70 cơ sở SXKD cá cảnh phân bố ở các vùng nước ngọt phía Tây của tỉnh nhưng chủ yếu vẫn tập trung ở TP Mỹ Tho.

Qua kết quả khảo sát của cơ quan quản lý thủy sản, hầu như các cơ sở SXKD cá cảnh đều không có kế hoạch mở rộng quy mô, mà chủ yếu là giữ nguyên, thậm chí có hộ dự định thu hẹp SX. Hiện các cơ sở cung cấp cho thị trường trên 20 loài cá cảnh các loại, nhưng chỉ 7 - 8 loài có thị trường tiêu thụ ổn định.

Gần đây, cơ cấu các loài cá cảnh đã có sự chuyển biến rõ rệt theo hướng tăng tỷ lệ các loài cá cảnh có giá trị cao. Tuy nhiên, các loại cá giá trị thấp vẫn chiếm tỷ lệ cao, trong số xấp xỉ 3 triệu cá cảnh cung cấp cho thị trường hằng năm thì các loài có giá trị cao như cá dĩa, cá Phượng Hoàng, cá ba đuôi chiếm gần 50%, còn lại là loài có giá trị thấp như cá bảy màu, trân châu, cá lia thia.

Do đặc thù phân bố, nên nghề nuôi cá cảnh trên địa bàn tỉnh chủ yếu là cá nước ngọt. Thị trường tiêu thụ chủ yếu qua các thương nhân kinh doanh, xuất khẩu cá cảnh tại TPHCM, chỉ một số ít được bán phục vụ nhu cầu trong tỉnh. Bên cạnh đó, một số hộ bắt cá bột từ TPHCM về ương dưỡng trong vài tháng thành cá giống lớn rồi giao trở lại nơi cung cấp giống.

Theo các chuyên gia thủy sản, nhu cầu tiêu thụ cá cảnh trên thị trường rất đa dạng và thường xuyên thay đổi nên việc kịp đáp ứng nhu cầu là một vấn đề khó, nhất là đối các cơ sở SXKD cá cảnh quy mô nông hộ.

Tuy nhiên, nếu kiên trì gắn bó với nghề, lựa chọn những loài có đầu ra ổn định, đầu tư SX giống theo nhu cầu của thị trường, đồng thời tích lũy kinh nghiệm, nâng cao được tỷ lệ sống thì đây là một nghề có thu nhập khá so với các nghề nông nghiệp khác và có thể mang lại công ăn việc làm 3 - 4 nhân khẩu chỉ với diện tích 300 - 400 m2.

Khó khăn

Mặc dù, trải qua chặng đường khá dài nhưng nghề nuôi cá cảnh ở Tiền Giang có thể nói là chậm phát triển. Hầu như các cơ sở đều hình thành tự phát, manh mún; thậm chí cạnh tranh tiêu cực, chưa thống nhất được về một hướng. Đến nay vẫn chưa tập hợp được những người nuôi cá cảnh lại với nhau thành tổ chức hội, việc quy hoạch nuôi cũng chưa được quan tâm xây dựng.

Theo kết quả khảo sát, đa phần chủ các cơ sở SXKD cá cảnh chưa qua đào tạo bài bản mà chủ yếu học lỏm hay tự mày mò, rút kinh nghiệm. Trong khi đó các tài liệu kỹ thuật về cá cảnh rất hiếm, các lớp dạy nghề nuôi rất thưa thớt, người nuôi chưa nhận được sự trợ giúp nào về kỹ thuật nuôi, nguồn vốn SX cũng như tiếp cận thị trường.

Hầu hết các hộ nuôi cá cảnh xuất bán cho các đầu mối thu mua ở các chợ cá cảnh tại TPHCM. Các đầu mối thu mua này có mối liên hệ chặt chẽ với các hộ SXKD cá cảnh lâu năm trong nghề và các hộ này thường chỉ giới thiệu lại cho một số anh em, bà con thân tộc. Vì thế hộ mới đầu tư nuôi rất khó kiếm được đầu ra. Trong khi đó, thị trường tiêu thụ cá cảnh trong và ngoài nước nói chung ngày càng thu hẹp do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế.

Những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng, các mương rạch trong thành phố dần bị thu hẹp, bồi lấp và nhiễm bẩn nên có hơn 2/3 số hộ nuôi cá cảnh sử dụng nguồn nước giếng khoan. Chất lượng nước giếng khoan tại TP Mỹ Tho có thể nuôi được nhiều loại cá cảnh nước ngọt nhưng khi muốn cho sinh sản một số loài cá có giá trị cao như cá dĩa cần có biện pháp giảm độ cứng.

vùng nuôi cá cảnh
Cần quy hoạch vùng nuôi cá cảnh tập trung 

Tuy nhiên, hiện tại chỉ có một số ít hộ nuôi cá cảnh có diện tích ao, bể thực hiện các biện pháp lắng lọc nước giếng trước khi đưa vào nuôi cá nên cũng có ảnh hưởng đến sức sinh sản cũng như tỷ lệ sống của một số loài.

Trong nuôi cá cảnh, trùn chỉ và trứng nước là hai loại thức ăn chủ lực. Trong đó, nguồn trứng nước đã chủ động SX được trong tỉnh nhưng trùn chỉ thì lệ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung cấp từ TPHCM với số lượng có hạn và khan hiếm vào các tháng cuối mùa khô. Do đó, một số hộ dân có ý định đầu tư nuôi cá cảnh còn e ngại vì không tìm được nguồn cung cấp trùn chỉ.

Giống như các loại cá nuôi khác, cá cảnh cũng thường mắc những bệnh như ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn. Tuy nhiên, khi cá mắc bệnh việc điều trị chủ yếu là dùng thuốc xử lý nước, rất khó đưa thuốc vào cơ thể cá bằng đường thức ăn vì cá cảnh có thói quen ăn thức ăn tươi sống.

Hơn nữa, việc điều trị bệnh chủ yếu sử dụng kháng sinh mua ở các tiệm thuốc tây để ngâm tắm cá bệnh và thuốc thú y thủy sản khác chứ chưa có loại thuốc đặc trị cho cá cảnh...

Giải pháp

Trong những năm sắp tới, tốc độ đô thị hóa sẽ tiếp tục gia tăng, đồng thời mức sống của người dân đô thị được nâng cao, nhu cầu giải trí, thư giãn ngày càng tăng cao kéo theo nhu cầu cá cảnh ngày càng lớn. Đồng thời, Việt Nam cũng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, cơ hội giao lưu trao đổi xuất nhập khẩu cá cảnh với các nước mở ra.

Để nghề nuôi cá cảnh phát triển, đáp ứng nhu cầu thị trường cần phải có quy hoạch vùng nuôi tập trung gắn tiềm năng với nhu cầu thị trường, từ đó đầu tư cơ sở hạ tầng và có chính sách hỗ trợ về vốn, tìm kiếm thị trường cho người nuôi. Bên cạnh đó, cần nhanh chóng xúc tiến thành lập Hội cá cảnh để chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi; đồng thời nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu thị trường cũng như tìm đầu ra ổn định.

Các hộ nuôi cần áp dụng một số biện pháp xử lý nước trước khi đưa vào nuôi cá như lắng lọc nước bằng hệ thống lọc cơ học hay sinh học để làm sạch và mềm nước tạo môi trường thích hợp cho sự sinh sản và phát triển của nhiều loài cá cảnh có giá trị cao.

Đồng thời nghiên cứu sử dụng các nguồn thức ăn tự nhiên có thể tự SX được như trứng nước, trùn quế, trùng cỏ, ấu trùng artemia hay thức ăn viên tổng hợp. Nếu có điều kiện thì tiến hành nuôi trùn chỉ tại nông hộ để chủ động được nguồn thức ăn và hạn chế mang mầm bệnh cho cá nuôi.

Báo Nông Nghiệp VN, 12/02/2014
Đăng ngày 13/02/2014
Nguyễn Quang
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 23:45 09/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 23:45 09/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:45 09/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 23:45 09/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 23:45 09/11/2024
Some text some message..