Thành công từ mô hình nuôi cua thương phẩm từ con giống nhân tạo

“Gắn bó với bờ ao, ruộng vườn mấy chục năm, nuôi nhiều con, trồng nhiều cây, nhưng nuôi cua tôi chưa nuôi bao giờ. Nên khi được Trạm Khuyến nông huyện Nhà Bè, TP.HCM hỗ trợ thực hiện mô hình nuôi cua từ con giống nhân tạo, tôi thấy mô hình này rất hay, phù hợp với điều kiện địa lý tự nhiên ở xã Phước Lộc như hiện nay, do đó cho kết quả khá cao. Tôi hy vọng mô hình sẽ được nhân rộng nhiều hơn để bà con nông dân học tập và cùng nhau thực hiện phát triển kinh tế gia đình”- ông Lưu Minh Đông (xã Phước Lộc, huyện Nhà Bè) chia sẻ.

mo hinh cua

Ông là một nông dân chân chất, suốt mấy chục năm gắn bó với nghề nông, gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản (chủ yếu là nuôi tôm, cá,..) nhưng gần đây nuôi tôm gặp nhiều khó khăn, do thời tiết không thuận lợi, dịch bệnh xảy ra thường xuyên, giá cả bấp bênh phụ thuộc nhiều vào thương lái. Do đó, sau khi được tham gia các lớp tập huấn về nuôi trồng thủy sản do Hội nông dân, Trạm Khuyến nông huyện tổ chức, nhằm giúp nông dân ở địa phương có cơ hội lựa chọn và đa dạng hóa các đối tượng nuôi, tạo sản phẩm an toàn hiệu quả và tăng năng suất… ông đã mạnh dạn là người tiên phong tham gia mô hình “Nuôi Cua thương phẩm từ giống nhân tạo” do Trạm Khuyến nông huyện Nhà Bè - Quận 7 triển khai.

Tuy lần đầu tiên nuôi cua, nhưng ông rất phấn khởi với loại hình nuôi này, ông cho biết so với nuôi Tôm thì nuôi Cua biển giống nhân tạo chi phí không cao, nhưng giá trị kinh tế mang lại cao; đây là đối tượng dễ nuôi, không nặng công chăm sóc, cho ăn đơn giản, chủ yếu sử dụng thức ăn công nghiệp và phù hợp với điều kiện sinh thái tự nhiên ở Nhà Bè (về độ mặn, độ kiềm, pH…). Vì thế, khi được Nhà nước hỗ trợ, ông đã nuôi 5.000 con giống/5.000m2, qua 03 tháng nuôi sau khi trừ chi phí, ông lãi khoảng 20 triệu đồng/tháng.

Để có được kết quả thành công như trên là nhờ sự siêng năng, cần cù và sáng tạo của ông trong quá trình nuôi, như để giảm chi phí về nguồn thức ăn cho cua, nâng cao thu nhập, ông đã tận dụng phế phẩm từ cá mua ở chợ về hay nuôi trong gia đình để làm thức ăn cho cua. Vì thế, cua lớn nhanh, đều, có giá thành đầu ra ổn định và rất dễ bán. Sau 02 tháng nuôi, ông đã bắt đầu bán những đợt cua đầu tiên rồi.

Là người trực tiếp thực hiện mô hình, nên khi được hỏi về đặc điểm cũng như kỹ thuật nuôi giống cua này ông nhiệt tình chia sẻ: Tử trước đến giờ tôi không nuôi cua, nhưng qua tìm hiểu tôi được biết hiện giống cua tự nhiên ngày càng khan hiếm, mà khi nuôi cua tự nhiên dễ ăn thịt lẫn nhau, trong khi đó giống cua nhân tạo được chọn lọc kỹ, kích cỡ cua đồng đều hơn, nên hạn chế việc cua lớn ăn thịt cua bé, giúp người nuôi ít bị hao hụt về con giống; Điều lưu ý là các hộ nuôi nên cho cua ăn vào buổi chiều, tối và ăn no, sẽ hạn chế chế rất nhiều việc cua ăn thịt lẫn nhau…

Chính sự sáng tạo và tận tâm của mình, đã giúp ông đạt được kết quả tốt với mô hình này. Không những vậy, từ những thành quả đó đã đưa mô hình của ông là một trong những mô hình điểm của xã, để nhiều nông dân học hỏi và thực hiện, góp phần nâng cao thu nhập cho từng nông hộ.

Khuyến Nông TPHCM, 19/07/2016
Đăng ngày 23/07/2016
Nhã Vi
Nuôi trồng

Biết kháng sinh gây hại nhưng người nuôi vẫn bất chấp?

Việc người nuôi tôm hiện nay vẫn bất chấp sử dụng kháng sinh mặc dù biết rõ tác hại đã trở thành vấn đề nhức nhối. Kháng sinh, dù mang lại hiệu quả tạm thời trong việc điều trị bệnh, nhưng hệ quả lâu dài lại vô cùng tiêu cực. Không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, tôm nhiễm kháng sinh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành nuôi tôm, khiến giá trị kinh tế giảm sút và cản trở sự phát triển bền vững. Tại sao người nuôi lại biết rõ những rủi ro nhưng vẫn tiếp tục hành vi này?

Kháng sinh
• 10:29 18/10/2024

Mô hình nuôi ghép đang sốt trở lại

Mô hình nuôi ghép thủy sản đang trở lại mạnh mẽ nhờ khả năng tối ưu hoá diện tích canh tác và giảm thiểu rủi ro trong nuôi trồng thủy sản.

Nuôi ghép
• 11:08 17/10/2024

Xóa đói giảm nghèo bằng ba ba núi

Xóa đói giảm nghèo bằng nuôi ba ba núi (còn gọi là ba ba đá hoặc ba ba rừng) là một mô hình kinh tế đầy tiềm năng ở nhiều vùng nông thôn và miền núi Việt Nam. Đây là loài ba ba được ưa chuộng vì giá trị kinh tế cao nhờ thịt ngon, bổ dưỡng, và được sử dụng trong y học cổ truyền. Việc nuôi ba ba núi không chỉ giúp tăng thu nhập cho các hộ gia đình mà còn tạo ra cơ hội việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững.

Baba núi
• 10:29 17/10/2024

Hiệu quả nuôi tôm kết hợp rong biển ở ĐBSCL

Mấy năm thực nghiệm nghiên cứu nuôi tôm kết hợp trồng rong biển ở Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, các nhà khoa học ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ vừa cho biết kết quả rất tốt.

Rong nho
• 09:49 17/10/2024

Thực trạng và hướng phát triển bền vững nuôi cá biển

PGS.TS Phạm Đức Hùng ở Viện Nuôi trồng Thủy sản thuộc Trường Đại học Nha Trang phân tích thực trạng nuôi cá biển hiện nay, từ con giống đến các đối tượng và hình thức nuôi còn nhiều hạn chế, từ đó đề xuất hướng phát triển bền vững.

Cá biển
• 11:16 18/10/2024

Biết kháng sinh gây hại nhưng người nuôi vẫn bất chấp?

Việc người nuôi tôm hiện nay vẫn bất chấp sử dụng kháng sinh mặc dù biết rõ tác hại đã trở thành vấn đề nhức nhối. Kháng sinh, dù mang lại hiệu quả tạm thời trong việc điều trị bệnh, nhưng hệ quả lâu dài lại vô cùng tiêu cực. Không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, tôm nhiễm kháng sinh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành nuôi tôm, khiến giá trị kinh tế giảm sút và cản trở sự phát triển bền vững. Tại sao người nuôi lại biết rõ những rủi ro nhưng vẫn tiếp tục hành vi này?

Kháng sinh
• 11:16 18/10/2024

Nhìn bọt có thể đoán được môi trường ao nuôi đang tốt hay xấu hay không?

Nhìn vào hiện tượng bọt trong ao nuôi tôm có thể cung cấp một số thông tin hữu ích về tình trạng môi trường nước, từ đó giúp người nuôi đánh giá xem môi trường ao đang ở trạng thái tốt hay xấu. Tuy nhiên, việc đánh giá này cần phải dựa vào các quan sát kỹ lưỡng và kết hợp với các yếu tố khác, vì hiện tượng bọt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Bọt ao nuôi
• 11:16 18/10/2024

Thuật ngữ “chống bán phá giá” trong xuất khẩu tôm

Vào tháng 10 năm 2023, quan hệ xuất khẩu tôm giữa Indonesia và Hoa Kỳ đã trải qua căng thẳng do cáo buộc vi phạm chống bán phá giá do Hoa Kỳ đưa ra. Không chỉ Indonesia, cáo buộc này cũng ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ. Vậy, thuật ngữ chống bán phá giá trong xuất khẩu tôm chính xác là gì?

Tôm thẻ
• 11:16 18/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 11:16 18/10/2024
Some text some message..