Thanh Hóa kết luận nguyên nhân cá lồng chết hàng loạt

Việc xả lũ liên tục trong khoảng 2 tiếng đồng hồ khiến độ mặn giảm đột ngột làm cá chết hàng loạt.

nuoi ca long
Lồng nuôi cá của hàng chục hộ dân hoang tàn sau vụ cá chết

Như VOV online đã có bài phản ánh về việc các hộ dân tại xã Hải Thanh và Hải Bình (huyện Tĩnh Gia - Thanh Hóa) nuôi cá lồng trên sông nhưng sau một đêm cá đồng loạt chết trắng khiến người dân thiệt hại hàng tỷ đồng.

Đêm ngày 23 đến rạng sáng 24/7, trên địa bàn các xã có mưa to, đến 4h ngày 24/7, cống ngăn mặn Bình Minh trên kênh Than cách khu vực nuôi cá khoảng 1km mở cửa, nước chảy xuống và cá bắt đầu chết hàng loạt.

Nhiều người dân cho rằng, việc cá chết liên quan trực tiếp đến nguồn nước bị ô nhiễm nặng. Dọc xã Hải Thanh có nhiều hộ và doanh nghiệp chế biến hải sản thải nước thải ra môi trường, hơn nữa nguồn nước từ người dân thải ra ứ đọng lâu ngày đến khi mở cống thì chảy qua khu vực nuôi cá.

Hàng chục tấn cá thương phẩm, cá giống trị giá hơn chục tỷ đồng của hơn 10 hộ dân đã chết hàng loạt gây thiệt hại lớn.

Trước tình hình trên, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản chỉ đạo kiểm tra và xử lý cá lồng chết hàng loạt theo phản ánh của báo chí.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở NN&PTNT Thanh Hóa kiểm tra và kết luận: Việc các hộ dân của xã Hải Thanh và Hải Bình tự phát nuôi cá lồng tại khu vực âu neo đậu tránh bão cho tàu thuyền nghề cá Lạch Bạng đã diễn ra từ tháng 4/2010 đến nay, ban đầu chỉ có 10 hộ nuôi song đến tháng 7/2013 đã có 17 hộ với trên 200 ô lồng.

Trước tình hình đó, từ tháng 8/2010 đến nay, Sở NN&PTNT, Ban quản lý dự án nông nghiệp thủy sản, UBND Tĩnh Gia đã có rất nhiều văn bản chỉ đạo xã Hải Thanh và Hải Bình yêu cầu các hộ nuôi cá lồng phải di chuyển số lồng nuôi ra khỏi khu vực âu neo đậu tàu thuyền.

Tiếp đến ngày 12/7/2012, UBND huyện Tĩnh Gia đã có thông báo cho xã Hải Thanh phối hợp với các ngành chức năng kiên quyết tháo dỡ, di dời các ô lồng của các hộ nuôi cá lồng tự phát ra khỏi khu vực neo đậu tàu thuyền trước ngày 30/7/2012.

Trước sự kiên quyết của các cấp chính quyền, tất cả các hộ nuôi cá lồng đã ký tờ cam kết sẽ tiến hành tháo dỡ lồng nuôi cá, thời gian cuối cùng được ấn định 31/12/2012, các hộ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tài sản trong quá trình nuôi cá do ảnh hưởng của việc xả lũ, nạo vét âu neo đậu và các vấn đề do ô nhiễm môi trường trong thời gian chưa di chuyển.

Nhưng đến thời điểm tháng 7/2013, số lồng nuôi trong âu neo đậu đã không tháo dỡ, di chuyển như cam kết mà thậm chí còn phát triển thêm.

Rạng sáng 24/7, cá của tất cả các lồng nuôi, cá tự nhiên ở ngoài âu đồng loạt nổi đầu và chết. Riêng có 3 bè phía ngoài được cá hộ nuôi nhanh chóng kéo sang sông Bạng thì tỷ lệ chết thấp. Thời điểm cá chết xảy ra sau khi ba cửa cống Bình Minh thực hiện nhiệm vụ xả lũ khoảng 2 tiếng.

Nguyên nhân chính gây cá chết là do cống Bình Minh xả lũ vào rạng sáng 24/7 làm cho độ mặn vùng nuôi cá bị giảm đột ngột, vượt ngưỡng cho phép nuôi cá nước mặn trong thời gian hàng tiếng đồng hồ làm cho cá chết.

Hướng giải quyết cũng được các ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa đưa ra là: Giao lãnh đạo UBND xã Hải Thanh, Hải Bình tiếp tục cập nhật thông tin, diễn biến tình hình, đồng thời tổ chức thăm hỏi, động viên các hộ nuôi cá lồng.

Giao UBND xã Hải Thanh chủ trì, phối hợp với UBND xã Hải Bình, Đồn Biên phòng Hải Thanh, công an huyện xây dựng phương án, kế hoạch tổ chức triển khai tháo toàn bộ số lồng cá tại khu vực neo đậu tàu thuyền./.

VOV online
Đăng ngày 09/09/2013
CTV Nguyễn Hải
Nuôi trồng

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 09:52 07/11/2024

Hiệu quả sử dụng protein trong nuôi tôm

Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn của tôm, góp phần chính vào việc xây dựng cơ bắp, hệ thống miễn dịch và duy trì sức khỏe tổng thể của chúng. Đối với người nuôi tôm, việc hiểu và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng protein sẽ giúp giảm chi phí thức ăn, tăng tỷ lệ tăng trưởng, và hạn chế các rủi ro sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:48 06/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 11:27 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 10:11 05/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 14:43 07/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 14:43 07/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 14:43 07/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 14:43 07/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 14:43 07/11/2024
Some text some message..