Thành lập Hiệp hội Cá tra Việt Nam để phát triển nghề nuôi cá tra bền vững

Những năm qua, nghề nuôi cá tra tại ĐBSCL đã giúp mang lại thu nhập và giải quyết việc làm hàng triệu công nhân, người nuôi và lao động trong các ngành phụ trợ khác. Các sản phẩm xuất khẩu từ con cá tra mỗi năm đem về hàng tỉ đô la Mỹ cho đất nước. Song, đằng sau những thành công, nghề nuôi cá tra cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức trước yêu cầu phát triển bền vững, trong bối cảnh phát triển còn tự phát, thiếu quy hoạch, liên kết giữa các địa phương và những người làm nên chuỗi giá trị cá tra Việt Nam.

Thu hoạch cá tra

Thế mạnh

Nhận diện những thành công và thách thức của nghề nuôi cá tra tại ĐBSCL nói riêng và Việt Nam nói chung, thời gian qua các địa phương có nuôi cá tra ở ĐBSCL đã tích cực xúc tiến thành lập Hiệp hội Cá tra Việt Nam nhằm hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của ngành. Theo Ban vận động thành lập Hiệp hội Cá tra Việt Nam, với điều kiện tự nhiên thuận lợi, ngành nuôi thủy sản của vùng ĐBSCL đã có sự phát triển tăng tốc trong nhiều năm qua, trong đó cá tra và tôm nước lợ là hai đối tượng chiến lược và có đóng góp lớn trong tỷ trọng xuất khẩu.

Sản lượng cá tra của ĐBSCL đang chiếm trên 95% sản lượng cá da trơn của cả nước. Hiện cá tra là đối tượng nuôi tương đối phổ biến ở các tỉnh, thành vùng ĐBSCL, đặc biệt là các địa phương ở ven sông Tiền và sông Hậu như: Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh. Tuy chỉ nuôi với khoảng 6.000ha ở 10 tỉnh, thành nhưng giá trị xuất khẩu cá tra đã liên tục tăng trong thời gian qua và chiếm 29,5% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước, đóng góp khoảng 2% GDP của cả nước. Tính đến cuối năm 2011, khối lượng xuất khẩu cá tra trong vùng đạt trên 600.000 tấn, tương đương 1,806 tỉ USD, tăng 26,5% so với năm 2010. Thị trường tiêu thụ cá tra ngày càng mở rộng, đến nay đã có trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới tiêu thụ cá tra của Việt Nam.

Thành công to lớn, song nghề nuôi cá tra cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Phát triển “nóng”, thiếu quy hoạch, mạnh ai nấy làm, thậm chí cạnh tranh thiếu lành mạnh... đã và đang làm cho nghề nuôi cá tra bộc lộ nhiều hạn chế của tình trạng phát triển chưa bền vững. Nước ta gia nhập ngày càng sâu rộng với nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có thủy sản với nhiều nước trên thế giới. Tuy có mở ra nhiều cơ hội phát triển song thách thức cũng rất lớn, nhất là trong bối cảnh khả năng cạnh tranh của thủy sản còn yếu, trình độ quản lý còn nhiều bất cập, các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm của các nhà nhập khẩu thường xuyên thay đổi và ngày càng đòi hỏi khắt khe.

Trong khi đó, sự hiểu biết của các doanh nghiệp về luật pháp quốc tế từng bước đã được nâng lên nhưng nhìn chung còn nhiều hạn chế, đặc biệt trong lĩnh vực tranh chấp thương mại, làm ảnh hưởng khá lớn đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước... Ngoài ra, Đề án phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra ở ĐBSCL đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định cá tra là một trong những mặt hàng chủ lực của cả nước. Vì vậy, cùng với sự ra đời của Ban chỉ đạo điều hành của Chính phủ thì cần phải có một tổ chức cộng đồng nhằm từng bước quản lý ngành sản xuất cá tra toàn diện, phát triển một cách vững chắc...

Theo Ban vận động thành lập Hiệp hội Cá tra Việt Nam, việc thành lập Hiệp hội không chỉ là mong muốn của người nuôi, của doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, của nhà quản lý mà còn là yêu cầu phát triển của một sản phẩm có tầm chiến lược. Hiệp hội ra đời góp phần đưa nghề nuôi cá tra các tỉnh, thành ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung phát triển một cách ổn định, bền vững. Mục tiêu chính của Hiệp hội nhằm liên kết giữa các doanh nghiệp với chính quyền địa phương, giữa doanh nghiệp với hộ nuôi và giữa doanh nghiệp với nhau, nghiên cứu đề xuất và kiến nghị với các cơ quan quản lý, với Chính phủ về những chính sách liên quan đến ngành nhằm thúc đẩy sự phát triển ổn định và bền vững.

Yêu cầu về sự ra đời của Hiệp hội

Vừa qua, tại tỉnh An Giang, Ban vận động thành lập Hiệp hội Cá tra Việt Nam (gồm lãnh đạo các địa phương có nuôi cá tra ở vùng ĐBSCL, Tổng cục Thủy sản Việt Nam thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nghề cá Việt Nam và một số đơn vị, doanh nghiệp) đã họp rà soát lại các công tác chuẩn bị cho việc thành lập Hiệp hội Cá tra Việt Nam và tổ chức đại hội lần nhất. Tại cuộc họp này, một lần nữa các đại biểu tham dự khẳng định, việc thành lập Hiệp hội Cá tra Việt Nam đang là một yêu cầu cấp thiết. Các đại biểu cũng đã thông qua các phương án chuẩn bị về nhân sự, tài chính, thủ tục..., đồng thời có các ý kiến đóng góp bổ sung nhằm hoàn thiện các công tác chuẩn bị để sớm có thể thành lập Hiệp hội và tiến hành đại hội lần thứ nhất của Hiệp hội trong thời gian tới.

Ông Huỳnh Thế Năng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh An Giang, kiêm Trưởng Ban vận động thành lập Hiệp hội Cá tra Việt Nam, cho rằng: Chính phủ đã xác định cá tra là một trong những mặt hàng chủ lực của cả nước. Tuy nhiên, Chính phủ vẫn chưa Ban hành Nghị định về phát triển con cá tra. Trong khi đó, để cá tra trở thành một mặt hàng chiến lược rất cần có định hướng chỉ đạo của Chính phủ cũng như các chính sách hỗ trợ... Ngoài ra, cá tra là mặt hàng nhạy cảm, vì dù không bán phá giá nhưng đã từng bị kiện “bán phá giá” nên việc thành lập Hiệp hội Cá tra Việt Nam là rất cần thiết nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của những người nuôi cá tra Việt Nam.

Thời gian qua, dù các địa phương và một số bộ, ngành, Hiệp hội đã có các thông tin và kiến nghị để Chính phủ nắm bắt tình hình và có giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho con cá tra. Tuy nhiên, có lẽ do chưa có tiếng nói chung giữa các địa phương và cộng đồng những người sản xuất và tiêu thụ cá tra nên hiệu quả của việc thông tin và kiến nghị còn hạn chế. Theo ông Nguyễn Văn Ký, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Agifish), con cá tra hằng năm đem về nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước, nhưng dường như nó chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, trong khi nghề nuôi cá tra đang gặp rất nhiều khó khăn, nhất là về vốn. Không chỉ người nuôi cá, khó khăn về vốn cũng đang làm cho nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản và cá tra xuất khẩu phải điêu đứng. Ngay bây giờ, rất cần phải nhanh chóng cho ra đời Hiệp hội Cá tra Việt Nam để tạo đột phá trong việc tập trung tháo gỡ các vấn đề còn “mắc mứu” của con cá tra một cách toàn diện từ quá trình sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

vasep.com.vn
Đăng ngày 13/06/2012
NTR (Theo báo Cần Thơ)
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 13:42 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 13:42 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 13:42 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 13:42 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 13:42 16/11/2024
Some text some message..