Thanh niên làm giàu từ mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng

Giảng là “triệu phú trẻ” làm giàu ngay trên chính đồng đất quê hương. Sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nuôi trồng, anh còn là “địa chỉ” tin cậy cho nhiều người trẻ đến học hỏi, tham quan mô hình.

Thanh niên làm giàu từ mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng
Tham quan mô hình nuôi trồng thuỷ, hải sản của anh Nguyễn Văn Giảng (thứ 2 từ trái qua phải), xóm Sơn Đông, xã Hải Chính (Hải Hậu). Ảnh: Do cơ sở cung cấp

Như nhiều thanh niên nông thôn khác, sau khi tốt nghiệp THPT, Nguyễn Văn Giảng, sinh năm 1990, xóm Sơn Đông, xã Hải Chính (Hải Hậu) tìm đến các thành phố lớn để mưu sinh. Đã từng vào tận Tây Nguyên làm rẫy rồi rong ruổi theo các cánh thợ trong làng đi xây dựng khắp nơi, Giảng nhận thấy không đâu bằng về quê. Năm 2015, sau thời gian dài lang thang nơi đất khách quê người, chàng trai trẻ quyết định trở về quê hương. 

Thời điểm những năm 2015, xã Hải Chính đã có khá nhiều hộ gia đình phát triển kinh tế bằng nghề nuôi tôm. Tuy nhiên hầu hết các mô hình đều không thành công, hiệu quả kinh tế thấp. Nghiên cứu kỹ điều kiện thổ nhưỡng, nguồn nước ở địa phương, ý định ban đầu của Giảng là muốn nuôi cá. Tuy nhiên, để nuôi được cá đòi hỏi phải có diện tích ao đầm lớn, không phù hợp với điều kiện của gia đình. Vì vậy, chàng trai trẻ quyết định chuyển sang nuôi tôm. Giống tôm được anh chọn là tôm thẻ chân trắng. Để nuôi tôm, Giảng cải tạo ruộng muối của gia đình, nhận đấu thầu thêm đất, thuê người múc ruộng, mua trang thiết bị hết khoảng 100 triệu đồng. Vụ nuôi đầu tiên, Giảng quyết định thả 10 vạn con tôm giống trên 3 ao nuôi với tổng diện tích 3.600m2. Tổng kết cuối vụ, anh thu về gần 2 tấn tôm, bán thu lãi 100 triệu đồng. Vụ nuôi đầu thắng lợi ngoài sự mong đợi càng củng cố thêm quyết tâm của Giảng.

Năm 2016, có tiền lãi từ vụ nuôi trước, anh quyết định tái đầu tư sản xuất, mua thêm một số trang thiết bị, thức ăn và con giống với số lượng lớn. Tuy nhiên lúc này những khó khăn, bất cập trong việc duy trì, phát triển mô hình mới thực sự bắt đầu. Sau vụ nuôi đầu, Giảng cho biết thổ nhưỡng đất đã có sự thay đổi, hao hụt đi đáng kể. Cộng thêm địa hình đồng trũng, quanh năm nhiễm mặn, nhiễm phèn, thời tiết cực đoan đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của con tôm thẻ chân trắng. Chưa kể, trong ao nuôi bắt đầu xuất hiện khá nhiều tảo độc, gây dịch bệnh trong khi thuốc điều trị, nguồn thức ăn kém chất lượng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất con nuôi. Do đó, tôm trong ao của Giảng bị chết hàng loạt. Ở những ao con nuôi không bị chết thì có dấu hiệu chững lại, chậm hoặc không phát triển được.

“Tôi rất lo lắng cho ao nuôi. Mỗi sáng mai nhìn mặt nước đầy xác tôm nằm phơi bụng trắng xóa, xót xa vô cùng. Bao nhiêu tiền của, công sức đều ném vào ao nuôi. Nếu trắng tay vụ này, tôi biết lấy tiền đâu trả nợ ngân hàng, tái đầu tư cho sản xuất. Tuy nhiên tôi luôn tự nhắc nhở, trấn an bản thân không được để ao “trắng”. Động viên mình, những người thân trong gia đình, Giảng quyết tâm làm lại từ đầu, “gánh” thêm số nợ thiệt hại 40 triệu đồng từ vụ nuôi thứ 2. Xác định, để gắn bó với con tôm lâu dài, phải thật hiểu về con nuôi mới nuôi trồng có hiệu quả, Giảng lao vào học hỏi kỹ thuật nuôi tôm. Trước hết là học từ các mô hình xung quanh trong xóm, ngoài làng. Sau nữa là tìm đọc thêm các tài liệu trên sách báo, nghe đài, xem các chương trình truyền hình phổ biến cách nuôi tôm thẻ chân trắng. Phương án mang tính quyết định nữa là tìm mọi cách cải tạo thổ nhưỡng, nguồn nước, tìm nguồn thức ăn phù hợp hơn với con tôm. Ngoài ra, còn cần phải làm tốt công tác phòng dịch cho con nuôi…

Thời điểm này, rất tình cờ Giảng xem được chương trình “Sinh ra từ làng” của kênh truyền hình VTV6, giới thiệu mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng bằng chế phẩm sinh học từ trùn quế. Theo đó, người nuôi sử dụng các chế phẩm từ trùn quế cho vào thức ăn hằng ngày và xử lý nguồn nước để nâng cao sức đề kháng, “lọc” nước sạch cho ao nuôi. “Phương pháp này nếu đúng là như vậy thì rất hay, quá lý tưởng để những người nuôi như chúng tôi học hỏi, áp dụng. Tuy vậy, tôi vẫn chưa tin lắm. May thay, lúc này ở xã có một anh đã áp dụng thử cách nuôi trên. Tôi đến tận ao nuôi tìm hiểu quy trình, cách xử lý và nhận định đây là hướng đi đúng, có thể giải quyết được những khó khăn ở ao nuôi của tôi hiện tại”, Giảng nói. Quan trọng hơn, phương pháp nuôi tôm thẻ chân trắng bằng chế phẩm sinh học từ trùn quế còn giúp chàng trai trẻ thay đổi hướng nuôi trồng mới, nuôi tôm theo phương pháp sạch với tiêu chí “3 không”: không sử dụng hóa chất, không sử dụng kháng sinh và không sử dụng thức ăn tăng trọng. Để có thể nuôi tôm sạch, Giảng sử dụng chế phẩm sinh học từ trùn quế trộn vào thức ăn hằng ngày cho tôm và xử lý nước. Ngoài ra có kết hợp thêm chủng vi sinh và thảo dược xử lý bệnh cho tôm. Từ khi áp dụng phương pháp mới, theo quan sát của Giảng, nước trong ao nuôi “đẹp” lên rất nhiều, hạn chế được tảo độc. Khi rửa ao không còn hoặc còn rất ít mùi hôi khó chịu tồn đọng trong bùn và nước. Đối với tôm, con nuôi phát triển nhanh hơn, sức đề kháng tốt hơn, đặc biệt là vấn đề đường ruột của tôm đã cải thiện được cơ bản. Chăm sóc, phòng bệnh đúng khoa học, con tôm trong ao nuôi của Nguyễn Văn Giảng sinh trưởng và phát triển nhanh, ổn định dẫn đến năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm đều tăng.

Vụ mùa năm 2017, từ các ao tôm, anh thu về trên 4 tấn, sau khi xuất bán, trừ chi phí, Giảng thu lãi trên 240 triệu đồng. Bên cạnh việc tạo thu nhập ổn định cho gia đình, anh còn tạo việc làm thời vụ cho 3-5 lao động địa phương với mức lương từ 170-180 nghìn đồng/người/ngày. “Quả ngọt” trên là phần thưởng xứng đáng cho ông chủ trang trại trẻ sau bao ngày cố gắng, kiên trì và nhẫn nại, biết vươn lên từ thất bại.

Chia sẻ về kinh nghiệm thành công từ mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, Giảng vui vẻ cho biết thêm: “đầu tiên là con giống phải đảm bảo chất lượng, biết cân bằng dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của tôm, giữ môi trường tôm ổn định, không bị ô nhiễm, đồng thời thường xuyên áp dụng công nghệ mới vào quá trình nuôi tôm”… Ngoài nuôi tôm, Giảng còn trồng thêm 4 sào rau sạch, mỗi năm cho thu hoạch khoảng trên 10 triệu đồng. Giảng ấp ủ mơ ước trong thời gian tới sẽ mở rộng diện tích ao nuôi để có thể nuôi cả tôm và cá. Ngày càng có nhiều hộ gia đình nuôi thủy, hải sản theo phương pháp sạch, có các HTX thu mua sản phẩm, bao tiêu đầu ra cho các hộ nuôi trồng thủy sản được yên tâm, tránh bớt rủi ro và bị thương lái ép giá…

Báo Nam Định
Đăng ngày 23/10/2018
Xuân Hoa
Nuôi trồng

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 10:05 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 11:39 26/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 11:39 26/04/2024

Một số loại lưới che nắng cho ao tôm tiết kiệm chi phí

Tại các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, đem lại hiệu quả rõ ràng và mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới quanh năm tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp để che mát cho ao nuôi trở nên vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 11:39 26/04/2024

Ức chế vi khuẩn gây hại bằng axit hữu cơ

Một giải phải để hỗ trợ loại bỏ kháng sinh trong việc phòng bệnh cho vật nuôi chính là sử dụng axit hữu cơ cho nuôi trồng thủy sản hiện nay. Vậy các lợi ích mà axit hữu cơ mang lại chính là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé!

Đĩa khuẩn
• 11:39 26/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 11:39 26/04/2024