Thành phố Hồ Chí Minh phát triển mạnh nghề nuôi cá cảnh

TP Hồ Chí Minh vốn có nghề nuôi và chơi cá cảnh rất sôi động từ hàng chục năm trước nhờ có nhiều lợi thế về thị trường lẫn điều kiện tự nhiên.

cham soc ca canh
Kiểm tra sự sinh trưởng của cá cảnh.

Nhìn thấy được thực tế đó, hơn 10 năm trước, thành phố đã xác định cá cảnh là một ngành kinh tế chủ lực trong lĩnh vực nông nghiệp, nhất là khi nông nghiệp được phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị.

Còn manh mún và nhỏ lẻ

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố, năm 2011 thành phố xuất khẩu 8,6 triệu con cá cảnh các loại, đạt 12 triệu USD. Thị trường xuất khẩu của cá cảnh thành phố là châu Âu, Mỹ và châu Á, nhưng nhiều nhất là châu Âu. Trong tám tháng đầu năm 2012, thành phố cũng đã xuất khẩu 5,8 triệu con. Cá cảnh được nuôi để xuất khẩu chủ yếu là cá chép, trân châu, bảy mầu, cá đĩa, cá ông tiên...

Hiện thành phố có 283 hộ và hai doanh nghiệp nuôi cá cảnh với số lượng tổng cộng 60 triệu con thuộc 60 loài. Ðặc biệt, nhiều đơn vị đã mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất như Công ty Saigonaquarium (Củ Chi) đầu tư mặt bằng rộng bảy ha để nuôi cá cảnh. Ngoài ra còn có các tên tuổi khác như Công ty cá cảnh Sài Gòn, Cơ sở Châu Tống, Cơ sở Ba Sanh, Công ty TNHH Hải Thanh... cũng hoạt động ở lĩnh vực này từ nhiều năm qua.

Theo Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Nhựt (huyện Bình Chánh) Lữ Văn Bảy, bên cạnh việc nuôi cá trong hồ kính, hồ xây xi-măng như trước đây đến nay, mô hình nuôi cá cảnh bằng ao cũng đang phát triển mạnh ở Bình Chánh, Củ Chi, quận 9, quận 12, vì nuôi trong ao cá có mầu sắc đẹp, sinh trưởng tốt và khỏe mạnh hơn. Nhiều hộ nuôi lâu năm trong nghề cho biết, nuôi các loại cá cảnh như chép cảnh, cá đĩa, cá ông tiên, cá bảy mầu... vừa tiêu thụ được trong nước vừa có thể xuất khẩu sang các thị trường Pháp, Ca-na-đa, Xin-ga-po...; trong đó thị trường trong nước vẫn tiêu thụ nhiều hơn. Ngày nay, tay nghề của các nghệ nhân nuôi cá cảnh thành phố cũng đã đạt đến trình độ khá cao, đã thành công trong việc cho sinh sản nhân tạo các loài cá nhập, như cá chép Nhật, cá ông tiên, cá đĩa...

Tuy vậy, nuôi cá cảnh không phải là nghề có vốn là sẽ thành công. Theo Phó Trạm Khuyến nông huyện Củ Chi Võ Minh Châu, ngoài vốn, người nuôi còn phải có kỹ thuật và kinh nghiệm. Nếu không thất bại sẽ là điều không tránh khỏi. Kỹ thuật là đòi hỏi người nuôi phải theo một quy trình kỹ thuật đúng bài bản và có đầy đủ các thiết bị cần thiết, từ ao nuôi, cá giống, các loại máy bơm ô-xy, máy phát điện... Kinh nghiệm là không phải mùa nào cũng đều nuôi một loại cá, mà tùy theo nhu cầu thị trường ở từng thời điểm mà nuôi các loại cá khác nhau và nhìn xa hơn, trong tương lai ngành này sẽ ngày càng bị cạnh tranh mạnh từ các nước lân cận trong khu vực có điều kiện tự nhiên tốt hơn, nông dân có kinh nghiệm và tay nghề cao hơn.                                                     

Cần sự liên kết và sản xuất lớn

Theo các chuyên gia, hiện ngành nuôi cá cảnh thành phố chưa phát triển đúng tiềm năng sẵn có và điểm yếu nhất là thiếu sự liên kết giữa những người nuôi. Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh thành phố Võ Văn Cương cho biết, việc nuôi và kinh doanh cá cảnh trên địa bàn còn nhỏ lẻ, manh mún, cho nên sản phẩm chưa đồng nhất.

Việc liên kết trong nghề nuôi cá cảnh dưới hình thức những câu lạc bộ hay các chi hội cũng chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Từ đó, ngành đã không khai thác được thế mạnh của mình là được ưu đãi về thiên nhiên, phong phú về các  sinh vật dùng làm thức ăn cho cá như trùn chỉ, bo bo, loăng quăng... và có một đội ngũ nghệ nhân có tay nghề, nhiều kinh nghiệm, giỏi nắm bắt khoa học-kỹ thuật... Nhiều vùng vẫn xem nuôi cá cảnh để xóa đói, giảm nghèo, không có chủ trương, biện pháp tạo điều kiện cho nghề phát triển. Ðây là những tồn tại của ngành cá cảnh thành phố.

Ðể khắc phục những điểm yếu nêu trên và để ngành cá cảnh phát triển thành thế mạnh của ngành nông nghiệp thành phố, mới đây thành phố đã phê duyệt "Ðề án phát triển sinh vật cảnh từ nay đến năm 2020, định hướng đến 2015", trong đó có cá cảnh. Theo đó, thành phố sẽ duy trì các khu vực sản xuất cá cảnh ở các quận nội thành và vùng ven các quận 8, 9, 12, Gò Vấp, ở khu vực có khả năng tập trung cao như Củ Chi, Bình Chánh.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Nguyễn Phước Trung cho biết, để hỗ trợ người nuôi cá cảnh, thành phố sẽ hình thành khu nghiên cứu, lai tạo cá cảnh trong Khu nông nghiệp công nghệ cao tại Củ Chi, xây dựng hệ thống sản xuất cá cảnh thân thiện môi trường. Trong công tác xúc tiến thương mại, Trung tâm tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp thành phố sẽ tổ chức cho sản phẩm cá cảnh thành phố tham gia các hội chợ cá cảnh quốc tế tại một số nước tiêu thụ nhiều như Xin-ga-po, Ðức, Pháp.... Xa hơn, thành phố sẽ tập hợp các cơ sở sản xuất, kinh doanh và nghệ nhân thành tổ hợp tác, hợp tác xã cá cảnh, sau đó mở rộng liên kết với các tỉnh có lợi thế về cá cảnh như Ðồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Ðồng Tháp để sản xuất các đối tượng nuôi có giá trị xuất khẩu cao như cá vàng, cá chép Nhật, hồng kim, hắc kim, bạch kim, bảy mầu... Mục tiêu của Ðề án nêu trên là đến năm 2015, sản lượng cá cảnh thành phố sẽ đạt 100 triệu con, xuất khẩu từ 20 đến 30 triệu con, kim ngạch ước đạt từ 30 đến 40 triệu USD. Dự kiến trong năm 2012, thành phố sản xuất 70 triệu con cá cảnh các loại, trong đó xuất khẩu khoảng 15 triệu con.

báo Nhân Dân
Đăng ngày 09/10/2012
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 10:46 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:46 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 10:46 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:46 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 10:46 16/11/2024
Some text some message..