Thành tỉ phú nhờ nuôi cá chép giòn

Ông Phạm Đăng Thập (P.Mỹ Thạnh, TP.Long Xuyên, An Giang) là người đầu tiên ở miền Tây trở thành tỉ phú từ nghề nuôi cá chép giòn.

làm giàu với cá chép giòn
Ông Thập làm giàu với cá chép giòn - Ảnh: T.D

Những ngày này, ao nuôi cá chép giòn của ông Thập nhộn nhịp vào vụ thu hoạch. Ông Thập phấn khởi cho biết một đối tác bên Nga đang đặt ông 6 tấn cá chép giòn và ông đang tuyển lựa cá chép đẹp, trọng lượng lớn để nuôi vỗ thành cá giòn đưa xuất khẩu.

Ông Thập kể quê ông ở Thanh Hóa, trước đây theo học ngành thú y nhưng khi ra trường ông lại làm nghề du lịch. Sau khi chuyển vào An Giang sống, ông mưu sinh với nghề nuôi bán ếch thịt, ba ba. Năm 2007, ông Thập ra Hà Nội tình cờ nghe thông tin cá chép giòn có giá trị kinh tế cao nên quyết đi gặp các hộ nuôi cá này ở Hải Dương, Hà Nội tìm hiểu.

Sau đó, ông Thập mua một lượng cá giống về nuôi thử nghiệm ở An Giang. Nhờ kinh nghiệm tích lũy từ nuôi ếch, ba ba và chuyên cần nghiên cứu tài liệu nuôi cá, lại áp dụng cách nuôi cá như nuôi tôm sú, nghĩa là gắn thêm dưới ao các quạt nước hút thổi nhằm tăng lượng ô xy trong ao nên cá không bị ngộp, nổi đầu. “Cá này biết nuôi đúng cách thì ít bệnh. Gọi nó là chép giòn vì đặc biệt nó là cá chép nhưng thịt không giống thịt cá mà thịt nó giòn giòn giống như món dồi trường của thịt heo, nên vì thế gọi ngắn gọn là chép giòn”, ông Thập nói và cho biết thực chất do cho cá chép thường ăn đậu tằm nên chúng biến đổi cấu trúc thịt trở nên giòn.

Để phân biệt được cá chép giòn với cá thường, ông Thập giải thích lúc đầu mua cá chép giống thả nuôi cho chúng ăn như cá chép thường. Đến khoảng 6 tháng mới tuyển lựa ra cá đồng kích cỡ rồi cho ăn đậu tằm trong khoảng hơn 3 tháng thì từ chép thường chuyển thành chép giòn. Con cá được xem là giòn 100% khi bắt lên cầm trên tay cá nằm im, không giãy giụa, phóng nhảy. Nếu khi cho cá ăn đậu tằm mà cá vẫn còn nhảy chứng tỏ thịt cá chưa đạt tới độ giòn.

Hiện tại, ông Thập thả nuôi 6 bè cá chép giòn, còn nuôi ao mặt nước khoảng 4 ha. Mỗi đợt ông thu hoạch khoảng 60 tấn cá chép giòn, giá bán lẻ 190.000 đồng/kg, trừ các chi phí mỗi năm ông thu lãi hàng tỉ đồng.

Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Tiến, Giám đốc Trung tâm chọn giống cá rô phi, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1, khi nuôi cá bằng đậu tằm đủ thời gian (5 - 6 tháng), cơ thịt cá sẽ săn chắc hơn cá nuôi bằng thức ăn thông thường. Đậu tằm là loại cây có hạt họ đậu đỗ được trồng nhiều ở vùng khí hậu ôn đới. Hạt đậu tằm hoàn toàn có nguồn gốc từ tự nhiên và rất giàu dinh dưỡng.

Như vậy, có thể thấy nuôi cá chép bằng đậu tằm để cơ thịt cá săn chắc hơn là hoàn toàn bình thường, không có gì đáng lo ngại về mặt an toàn vệ sinh thực phẩm.

Báo Thanh Niên, 26/11/2015
Đăng ngày 27/11/2015
Thanh Dũng
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 12:34 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 12:34 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 12:34 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 12:34 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 12:34 16/11/2024
Some text some message..