Thành triệu phú nhờ nuôi cá lóc ao lót bạt

Không chỉ là thủ lĩnh thanh niên, Nguyễn Minh Nhựt còn là chủ trang trại nuôi cá lóc trong ao lót bạt, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Làm giàu từ nuôi cá lóc ao lót bạt
Anh Nguyễn Minh Nhựt đang cho cá lóc ăn - Ảnh: Mạnh Cường

Nguyễn Minh Nhựt (30 tuổi, ở khối phố 2, TT.Núi Thành, H.Núi Thành, Quảng Nam) thường xuyên tìm tòi, tham khảo mô hình kinh tế. Năm 2014, tận dụng mảnh đất trống sau nhà, anh xây 3 bể (tổng diện tích 45 m2) rồi lót bạt, mua cá lóc giống ở miền Tây về thả nuôi thử nghiệm. Cá sinh trưởng tốt, nhưng đến gần kỳ thu hoạch bỗng dưng chết hàng loạt. Thế là vụ cá đầu coi như mất trắng 50 triệu đồng do thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật chăm sóc, khiến cá bị dịch bệnh...

Nhưng Nguyễn Minh Nhựt vẫn không bỏ cuộc. Qua một lần thất bại, anh tự rút tỉa kinh nghiệm, tìm quy trình nuôi phù hợp và tiếp tục vay mượn thêm 100 triệu đồng đầu tư vụ mới. Những lúc rảnh rỗi, anh lên mạng internet tham khảo cách thức nuôi hoặc tìm đến các mô hình nuôi cá lóc thành công để học hỏi. Nhờ vậy, ở vụ cá thứ 2, chỉ sau 6 tháng chăm sóc anh đã thu được 8 tấn thịt cá. Anh kể, cá lóc nuôi trong vòng 6 - 7 tháng có thể xuất bán. Hiện nay, mỗi năm anh xuất bán 2 vụ, với hơn 15 tấn cá. Với giá khoảng 50.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí giống, thức ăn... anh thu hơn 300 triệu đồng/năm.

Bạn bè có lý do để đặt cho anh biệt danh "triệu phú cá lóc". Không chỉ làm giàu cho riêng mình, Nguyễn Minh Nhựt chủ động nhân rộng mô hình cho thanh niên khác và nhiệt tình cung cấp giống, hỗ trợ đầu ra, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc.... Theo anh Nhựt, thức ăn chủ yếu của cá lóc là cá tạp và bột. Cá lóc nuôi trong ao lót bạt có thể chủ động được nguồn nước, kiểm soát được dịch bệnh nên ít rủi ro hơn. Tuy nhiên quá trình nuôi thì nguồn nước trở thành khâu quyết định, phải thay nước 2 - 3 lần trong ngày.

Khi được hỏi về những trở ngại, anh Nhựt cho biết: “Cá lóc là loài rất khó tính, phải cho ăn đúng giờ, nếu lệch giờ chúng sẽ bỏ bữa. Nếu phát hiện cá bị tróc da, phải loại bỏ ngay vì lúc đó cá dễ bị bệnh nấm da và lây lan cho cả đàn. Chưa kể, người nuôi còn phụ thuộc nhiều vào thị trường tiêu thụ”.

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 13/08/2018
Mạnh Cường
Kỹ thuật

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 11:03 22/11/2024

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 03:28 25/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 03:28 25/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 03:28 25/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 03:28 25/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 03:28 25/11/2024
Some text some message..