Loài cá mú hoa nâu (Epinephelus fuscoguttatus), là một loài cá quan trọng về mặt kinh tế ở Đông Nam Á nhưng các bệnh nhiễm trùng đã làm thiệt hại lớn cho ngành nuôi cá mú.
Cây huyết rồng Spatholobus suberectus (S), Hoàng bá Phellodendron amurense (P), và Cỏ mực Eclipta prostrata(E) là ba loại dược liệu được sử dụng phổ biến ở Trung Quốc và Việt Nam.
Mặc dù các nghiên cứu lâm sàng và dược học đã chỉ ra rằng cả 3 loại thảo dược có nhiều chức năng hữu ích, đối với cá dùng cỏ nhọ nồi phòng trị bệnh xuất huyết, viêm ruột đạt kết quả tốt. Cao tách chiết thảo dược của nhọ nồi có tác dụng với 3 vi khuẩn (V. harveyi, V. alginolyticus và A. hydrophila) (Bùi Quang Tề, 2006). Nhưng rất ít nghiên cứu của chúng trong nuôi cá biển và tác dụng cơ chế phân tử của chúng.
Cây huyết rồng, cây hoàng bá và cây cỏ mực.
Thí nghiệm
Các thử nghiệm đánh giá trong nghiên cứu này cho thấy sau 14 ngày bổ sung vào chế độ ăn, tất cả các loại thảo mộc này có thể tăng cường khả năng đề kháng của cá mú hoa nâu E. fuscoguttatus đối với vi khuẩn Vibrio harveyi. Tuy nhiên, các thông số miễn dịch không đặc hiệu của các nhóm được bổ sung không khác biệt đáng kể so với nhóm đối chứng.
Để khám phá thêm về cơ chế phân tử điều chỉnh miễn dịch mà thảo dược đã tác động trên cá E. fuscoguttatus, trình tự sao chép và kỹ thuật RNA-Seq đã được áp dụng nghiên cứu trên mẫu thận cá E. fuscoguttatus.
Kết quả
Sử dụng DGE của Solexa / Illumina cho thấy gen 231, 186 và 144 được phát hiện ở nhóm P, E và S khác biệt so với nhóm đối chứng.
GO (Gene Ontology) hay còn gọi là bản thể gen chỉ ra rằng trong P và E, các DEG quy định nồng độ giảm xuống chiếm ưu thế trong hầu hết các GO; trong khi ở S, các DEG được điều chỉnh tăng lại chiếm ưu thế hơn.
Phân tích đường đi KEGG cho thấy DEG giả định trong cả ba nhóm thảo mộc rõ ràng đã được làm giàu trong các con đường liên quan đến các bệnh nhiễm trùng và hệ thống miễn dịch.
Các nhà khoa học cũng xác định được một số gen miễn dịch tương đối và các con đường (ví dụ như TLR5, IL8 và MAPK) liên quan đến các ảnh hưởng điều chỉnh của P, E và S đối với cá E. fuscoguttatus.
Kết luận
Nghiên cứu cho thấy cả ba loại thảo mộc này đều tăng khả năng bảo vệ cá mú hoa nâu chống lại Vibrio harveyi. Nghiên cứu này cũng làm phong phú thêm cơ sở dữ liệu chuyển hóa của cá mú hoa nâu E. fuscoguttatus và góp phần hiểu rõ hơn về cơ chế phân tử liên quan đến hoạt động miễn dịch của các dược thảo Trung Quốc đối với cá, đồng thời cung cấp thông tin có giá trị về phòng ngừa bệnh trên cá biển bằng các thảo mộc.
Xem báo cáo gốc tại: Sciencedirect